Vùng đất cuối dãy Trường Sơn từng là điểm cuối con đường Hồ Chí Minh huyền thoại và cũng là điểm cuối đường ống xăng dầu trong chiến tranh chống Mỹ, đã thay da đổi thịt quá nhiều. Hơn 100.000 người dân từ mọi miền của Tổ quốc đã đến đây lập nghiệp.
Đi giữa màu xanh cao su
Thị trấn Lộc Ninh với địa hình đồi dốc thấp, nằm lọt thỏm trong một thung lũng giữa bốn bề màu xanh của cây trái, chiếm diện tích lớn nhất vẫn là cao su. Cao su bạt ngàn, ở trước mặt, ở sau lưng. Cao su ngay sau lưng các cơ quan hành chính của huyện. Chỉ cần đi ra khỏi trung tâm thị trấn chừng 500m là đã đụng cao su. Người lần đầu tới Lộc Ninh dễ bị lạc giữa những “con đường” cao su.
Diện tích cao su phát triển rầm rộ nhất cách đây khoảng hơn 10 năm, khi cao su được xem là cây trồng rừng, thuộc loại cây đa mục đích, nhiều dự án chuyển đổi rừng nghèo sang cao su được triển khai. Trước đó, cao su chiếm diện tích nhiều nhất thuộc về Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh (Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) thì từ sau năm 2010, diện tích cao su tiểu điền của người dân bắt đầu lấn lướt, nhất là khi có chủ trương chuyển đổi hoạt động của các nông, lâm trường. Diện tích vườn cây được giao cho nông trường viên chăm sóc, nhận khoán. Cây cao su trên toàn huyện hiện là 32.500ha, trong đó của khối dân doanh là 17.000ha. Chỉ vào những vườn cao su xanh tốt nằm hai bên con đường nhựa chạy từ trung tâm huyện về xã Lộc Quang, anh Ngọc Anh (Phó ban Tuyên giáo Huyện ủy) nói: “Anh nhìn xem, vườn cây này đã tới kỳ thanh lý, tuổi đời trên 20 năm nên không đều nhau, nhưng những vườn mới thì đều tăm tắp. Dù gì vườn cây cao su của doanh nghiệp Nhà nước vẫn tốt hơn của dân”. Điều đó cũng phải, vì sau ngày giải phóng Lộc Ninh năm 1972, công ty này được tiếp quản toàn bộ vườn cây, nhà xưởng của các chủ đồn điền người nước ngoài lẫn người Việt để lại, nên có bề dày kinh nghiệm, lại có nguồn lực tài chính mạnh nên có quy trình trồng, khai thác bài bản hơn. Công ty đang quản lý 7.000ha cao su nằm trên địa bàn Lộc Ninh, năng suất mủ bình quân đạt 2,03 tấn/ha và thuộc tốp 6 công ty có năng suất cao nhất của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Vượt qua đói nghèo
Điều người dân Lộc Ninh rất tự hào là các di tích vẫn còn giữ được. Đó là sân bay Lộc Ninh gắn với sự kiện trao trả tù binh sau Hiệp định Paris năm 1973, là căn cứ Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Miền ở rừng Tà Thiết… đều đã được xếp hạng cấp quốc gia, là niềm tự hào của quân và dân Lộc Ninh khi nhắc về quá khứ oanh liệt của thời chiến tranh “thiếu cơm lạt muối”. Nhưng câu chuyện thời sự chủ đạo hàng ngày vẫn là về giá cao su, cây tiêu, thời tiết, thời vụ bởi chính cây cao su và hồ tiêu đã giúp người dân nơi đây vượt qua đói nghèo. Đa số cán bộ công chức của huyện đều có dăm bảy mẫu cao su, người nhiều thì đến hàng chục mẫu. Và đáng nói hơn là những tấm gương nông dân chính hiệu biết vượt qua khó khăn để làm giàu.
Theo chân anh Lê Thế Bang, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Thành, chúng tôi tìm gặp anh Điểu Đáy (người dân tộc Khmer) khi anh đang ngoài rẫy, cách trung tâm xã khoảng 3km. Anh có tổng cộng 11ha trồng cao su, tiêu và điều, trong đó quanh nhà có hơn 2ha tiêu; năm 2016 tổng thu từ 3 loại cây trồng của gia đình đạt gần 700 triệu đồng, sau khi trừ chi phí thu về 350 triệu đồng. Anh tâm sự: “Trước đây gia đình nghèo, không có xe múc đất, hai vợ chồng cứ vừa làm vừa học hỏi…”. Có tiền, anh mua đất, xây nhà ở trung tâm xã và lo cho hai đứa con học hành đàng hoàng.
Đi giữa màu xanh cao su
Thị trấn Lộc Ninh với địa hình đồi dốc thấp, nằm lọt thỏm trong một thung lũng giữa bốn bề màu xanh của cây trái, chiếm diện tích lớn nhất vẫn là cao su. Cao su bạt ngàn, ở trước mặt, ở sau lưng. Cao su ngay sau lưng các cơ quan hành chính của huyện. Chỉ cần đi ra khỏi trung tâm thị trấn chừng 500m là đã đụng cao su. Người lần đầu tới Lộc Ninh dễ bị lạc giữa những “con đường” cao su.
Diện tích cao su phát triển rầm rộ nhất cách đây khoảng hơn 10 năm, khi cao su được xem là cây trồng rừng, thuộc loại cây đa mục đích, nhiều dự án chuyển đổi rừng nghèo sang cao su được triển khai. Trước đó, cao su chiếm diện tích nhiều nhất thuộc về Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh (Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) thì từ sau năm 2010, diện tích cao su tiểu điền của người dân bắt đầu lấn lướt, nhất là khi có chủ trương chuyển đổi hoạt động của các nông, lâm trường. Diện tích vườn cây được giao cho nông trường viên chăm sóc, nhận khoán. Cây cao su trên toàn huyện hiện là 32.500ha, trong đó của khối dân doanh là 17.000ha. Chỉ vào những vườn cao su xanh tốt nằm hai bên con đường nhựa chạy từ trung tâm huyện về xã Lộc Quang, anh Ngọc Anh (Phó ban Tuyên giáo Huyện ủy) nói: “Anh nhìn xem, vườn cây này đã tới kỳ thanh lý, tuổi đời trên 20 năm nên không đều nhau, nhưng những vườn mới thì đều tăm tắp. Dù gì vườn cây cao su của doanh nghiệp Nhà nước vẫn tốt hơn của dân”. Điều đó cũng phải, vì sau ngày giải phóng Lộc Ninh năm 1972, công ty này được tiếp quản toàn bộ vườn cây, nhà xưởng của các chủ đồn điền người nước ngoài lẫn người Việt để lại, nên có bề dày kinh nghiệm, lại có nguồn lực tài chính mạnh nên có quy trình trồng, khai thác bài bản hơn. Công ty đang quản lý 7.000ha cao su nằm trên địa bàn Lộc Ninh, năng suất mủ bình quân đạt 2,03 tấn/ha và thuộc tốp 6 công ty có năng suất cao nhất của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Vượt qua đói nghèo
Điều người dân Lộc Ninh rất tự hào là các di tích vẫn còn giữ được. Đó là sân bay Lộc Ninh gắn với sự kiện trao trả tù binh sau Hiệp định Paris năm 1973, là căn cứ Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Miền ở rừng Tà Thiết… đều đã được xếp hạng cấp quốc gia, là niềm tự hào của quân và dân Lộc Ninh khi nhắc về quá khứ oanh liệt của thời chiến tranh “thiếu cơm lạt muối”. Nhưng câu chuyện thời sự chủ đạo hàng ngày vẫn là về giá cao su, cây tiêu, thời tiết, thời vụ bởi chính cây cao su và hồ tiêu đã giúp người dân nơi đây vượt qua đói nghèo. Đa số cán bộ công chức của huyện đều có dăm bảy mẫu cao su, người nhiều thì đến hàng chục mẫu. Và đáng nói hơn là những tấm gương nông dân chính hiệu biết vượt qua khó khăn để làm giàu.
Theo chân anh Lê Thế Bang, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Thành, chúng tôi tìm gặp anh Điểu Đáy (người dân tộc Khmer) khi anh đang ngoài rẫy, cách trung tâm xã khoảng 3km. Anh có tổng cộng 11ha trồng cao su, tiêu và điều, trong đó quanh nhà có hơn 2ha tiêu; năm 2016 tổng thu từ 3 loại cây trồng của gia đình đạt gần 700 triệu đồng, sau khi trừ chi phí thu về 350 triệu đồng. Anh tâm sự: “Trước đây gia đình nghèo, không có xe múc đất, hai vợ chồng cứ vừa làm vừa học hỏi…”. Có tiền, anh mua đất, xây nhà ở trung tâm xã và lo cho hai đứa con học hành đàng hoàng.
Ông Điểu Đáy bên vườn tiêu xanh tốt
Trở lại thị trấn, chúng tôi gặp được Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Gia Hòa, anh vốn từ miền Bắc vào lập nghiệp từ đầu thập niên 90. Anh Hòa vui vẻ cho biết: “Thu nhập bình quân đầu người ở Lộc Ninh ngày càng tăng; đặc biệt tốc độ phát triển kinh tế trong giai đoạn 2010 - 2015 của huyện đạt 13,32%, tiềm năng đất đai về các loại cây công nghiệp như cao su, điều, tiêu được tập trung phát huy; tỷ lệ hộ nghèo giảm liên tục qua từng năm, hiện còn 5%...”. Huyện đang tập trung tăng năng suất, hiệu quả các loại cây trồng để góp phần tăng thu nhập cho người dân, trong đó, chú trọng đến thành lập mô hình các hợp tác xã (HTX), các tổ hợp tác (THT) trồng, kinh doanh xuất khẩu hồ tiêu theo định hướng của tỉnh. Lộc Ninh đã thành lập 3 HTX tiêu là Hiệp Quyết, Lộc Phát, Hiệp Tiến và 12 THT sản xuất tiêu bền vững theo tiêu chuẩn VietGap hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Lộc Ninh có 6.000ha tiêu và được xem là thủ phủ tiêu của Bình Phước, chiếm hơn 50% diện tích cả tỉnh. Anh Hòa quả quyết: “Nếu giá tiêu cao và ổn định ở mức hơn 100.000 đồng/kg trong vòng 5-10 năm thì sẽ nhiều người giàu, đường sá Nhà nước làm không kịp với tốc độ phát triển của dân cư”. Nhưng việc phát triển cây tiêu hiện phụ thuộc nhiều vào thời tiết, cuối năm 2016 đến đầu năm 2017, mưa gió lớn bất thường đã làm gãy đổ khoảng 100.000 nọc tiêu, gây thiệt hại đáng kể cho nông dân. Cây tiêu cũng đòi hỏi nguồn vốn lớn lên đến 200 triệu đồng/ha nên cần có cơ chế tài chính phù hợp, nhất là với vùng đồng bào dân tộc.
Giữ cánh rừng còn sót lại Chúng tôi có dịp đi một vòng từ Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư - tiếp giáp nước bạn Campuchia, đến ấp Chang Hai (xã Lộc Quang) nơi có đông đồng bào Khmer vẫn giữ được các sinh hoạt văn hóa truyền thống. Đi đâu cũng gặp cơ man là những vườn cao su và hồ tiêu nhưng thật tiếc là không còn nhiều rừng tự nhiên. Cây cao su có một thời giá cao nên được chủ trương chuyển đổi từ rừng nghèo sang trồng cao su, kết hợp với trước đó việc khai thác gỗ ồ ạt, đã nhanh chóng biến vùng đất cuối dãy Trường Sơn trở nên cạn kiệt tài nguyên rừng. Không thể so sánh giá trị của rừng cao su với rừng tự nhiên, dù là rừng nghèo nhưng nếu biết bảo vệ, thì hàng chục năm sau rừng sẽ lên xanh, phục vụ cho cuộc sống bền vững của con người. Cái giá phải trả cho nhu cầu mưu sinh, cho tham vọng đổi đời của con người chưa thể lường hết. Trước mắt có thể thấy, khí hậu đã khắc nghiệt hơn rất nhiều so với khi còn rừng. Toàn huyện Lộc Ninh giờ chỉ còn lại duy nhất một khu rừng tự nhiên là khu căn cứ Tà Thiết với khoảng 3.500ha. Hãy tạm vui với những gì mà người dân Lộc Ninh có được hôm nay, nhưng cũng xin hãy gìn giữ những diện tích rừng tự nhiên ít ỏi còn lại kia, để các thế hệ cháu con hôm nay còn biết được, một thời cha ông đã phải gửi thân xác nằm lại cho cuộc sống hôm nay đơm hoa kết trái.