(SGGPO).- Ngày 20-5, Ban quản lý Khu Bảo tồn biển Nha Trang (KBTBNT) đã tổ chức đợt diệt sao biển gai (tên khoa học: acanthaster planci, tên tiếng Anh: Crown Of Thorns Seastars) ở vùng biển KBTBNT.
Thạc sĩ Trương Kỉnh, Giám đốc KBTBNT cho biết, theo chu kỳ sinh học, tháng 5 dương lịch là đến kỳ sao biển gai sắp đẻ trứng, vì vậy, diệt sao biển gai lúc này là hiệu quả nhất.
![]() |
Lặn bắt sao biển gai ở KBTBNT |
Sao biển gai ở vịnh Nha Trang được các chuyên gia nước ngoài phát hiện vào năm 2002, khi tiến hành khảo sát đa dạng sinh học biển ở KBTBNT.
Theo giới khoa học sinh vật biển, hiện tượng sao biển gai sinh sôi phát triển bất thường có nguyên nhân từ việc khai thác quá mức các loài thiên địch của chúng, như ốc tù và, các loại cá rạn san hô ưa ăn trứng sao biển gai. Không chỉ là loài ăn tạp các loài sinh vật biển, một con sao biển gai, trong vòng đời 3 năm còn hủy diệt khoảng 25m² san hô – mắt xích đầu tiên của hệ sinh thái biển.
Tại Ấn Độ Dương, nhiều vùng san hô rộng lớn đã bị sao biển gai hủy diệt hoàn toàn, biến thành những vùng biển chết.
Sao biển gai thường sống ở độ sâu từ 5 đến 20m. Để diệt chúng, KBTBNT vận động ngư dân và đội lặn du lịch chuyên nghiệp lặn bắt, thu mua với giá 5.000 đồng/con, đem tiêu hủy. Mỗi đợt diệt sao biển gai, KBT thu mua được 6-7 nghìn con.
Th.Dương
Các tin, bài viết khác
-
Khởi tố đối tượng gây mê hành khách để cướp tài sản
-
Ra quân làm sạch biển, trồng cây xanh hưởng ứng "Tháng 3 biên giới"
-
Bắt giữ nghi can cầm đầu vụ nổ súng ở Cần Thơ khi đang lẩn trốn tại Cà Mau
-
Bến Tre xây dựng khu phức hợp thu mua và chế biến bưởi da xanh
-
Gắp thành công đồng xu trong người bé gái 6 tuổi
-
Phát hiện thi thể nữ khách trọ bắt đầu phân hủy
-
Bạc Liêu họp khẩn về trường hợp nghi dương tính với SARS-CoV-2
-
Xe tải đâm xe khách văng xuống ruộng, 1 người chết, 7 người bị thương
-
Xây dựng bia truyền thống Khu căn cứ Tỉnh đoàn Cà Mau
-
Cứu 2 cha con mắc kẹt trong vụ cháy cửa hàng phụ tùng xe