Không thiếu nguồn cung
Liên quan đến việc công bố giá xăng dầu mới đây của Bộ Công thương tăng mạnh đối với xăng A95, khiến dư luận nghi ngờ cơ quan chức năng “bắt tay” với các DN để ép người tiêu dùng phải sử dụng xăng E5, Bộ Công thương vừa có báo cáo gửi Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.
Theo đó, Bộ Công thương giải thích, trong kỳ điều hành giá hôm 4-1 đối với E5 RON92, giá thế giới đối với xăng RON92 (xăng nền để pha chế xăng E5 RON92) tiếp tục tăng, dẫn đến giá cơ sở xăng E5 RON92 chênh lệch tăng 857 đồng/lít so với giá bán tối đa trên thị trường. Để hỗ trợ đời sống của người dân, giảm chi phí đầu vào của DN sản xuất, kinh doanh và tiếp tục khuyến khích sử dụng xăng E5, liên Bộ Công thương - Tài chính quyết định chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu ở mức 857 đồng/lít, để giữ ổn định giá bán xăng E5 không tăng so với kỳ điều hành cuối cùng của năm 2017. Trong khi đó, với xăng RON95, giá thế giới tăng dẫn tới chênh lệch giá bán trên thị trường giữa 2 kỳ tính giá khoảng 810 đồng/lít. Tuy nhiên, do xăng RON95 chưa thuộc đối tượng tính toán, công bố giá cơ sở nên liên bộ quyết định không chi sử dụng quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng này. Giá bán do doanh nghiệp chủ động điều chỉnh tăng khoảng 810 đồng/lít, bằng mức chênh lệch giữa 2 kỳ tính giá, phù hợp với diễn biến tăng của thế giới.
Đối với lo ngại nguồn cung ethanol thiếu hụt gây sức ép tăng giá bán xăng E5 trong thời gian tới, Bộ Công thương khẳng định nguồn cung ứng nguyên liệu E100 (Ethanol 100) để sản xuất xăng E5 cho thị trường không thiếu. Bởi 2 nhà máy của Công ty Tùng Lâm sản xuất nguyên liệu E100 sẽ đưa ra thị trường 200.000m3/năm, tương đương 16.000m3/tháng. Số lượng này đủ để phối trộn 3,9 triệu m3 (3 triệu tấn) xăng sinh học E5 mỗi năm. Ngoài ra, còn có 2 nhà máy dự kiến sẽ vận hành sản xuất từ tháng 3-2018 là Nhà máy Ethanol Bình Phước và Nhà máy Ethanol Dung Quất. “Đến cuối tháng 1-2018, các nhà máy sản xuất ethanol đạt khoảng 20.000 - 25.000m3/tháng, đủ đảm bảo nguồn cung cho thị trường. Và khi Nhà máy Ethanol Dung Quất hoạt động thì có thể cung cấp thêm 6.000 - 7.000m3/tháng, nên chắc chắn không có chuyện thiếu nguồn”, đại diện Bộ Công thương khẳng định.
Mặt khác, trên thị trường đang có 5 đầu mối kinh doanh xăng dầu của DN khai thác các trạm trộn xăng E5, bao gồm: Petrolimex, PV Oil, Saigon Petro, Mipe Corp và NSH Petro. Ngoài ra, còn có 2 DN khác đã triển khai trạm trộn là Công ty TNHH MTV Thương mại dầu khí Đồng Tháp và Tổng công ty Thương mại xuất nhập khẩu Thành Lễ. Nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng tham gia cung ứng nguồn nhiên liệu này, hiện xuất bán mỗi năm 1,5 triệu m3 xăng nền A92 cho các đầu mối Petrolimex, PV Oil, Sài Gòn Petrol, Thành Lễ... pha trộn xăng E5 bán ra thị trường cả nước.
Về chất lượng, Bộ Công thương cũng khẳng định xăng E5 có đặc tính tương tự như xăng RON92, phù hợp cho hầu hết loại xe gắn máy, ô tô hiện nay.
Minh bạch giá nguyên liệu
Về việc giá ethanol tăng khoảng 500 đồng/lít những tháng gần đây, đại diện các DN đầu mối kinh doanh xăng dầu khẳng định chưa tác động nhiều đến giá xăng E5, do nguyên liệu này chỉ chiếm tỷ lệ 5% nên nếu tăng 1.000 đồng/lít ethanol thì giá xăng E5 chỉ tăng 30 đồng/lít. Tuy nhiên, theo tính toán của DN, 75% giá thành của ethanol là sắn, nếu giá sắn tăng 1.000 đồng/kg thì giá cồn cũng tăng tương ứng là 3.000 đồng/kg. Điều này dẫn tới DN trong nước khó có thể cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, nếu không có cơ chế để nâng cao năng suất sắn và giảm khâu trung gian. Trong khi đó, lượng sắn khô sản xuất trong nước mỗi năm là 4 - 5 triệu tấn, chủ yếu để xuất khẩu, làm thức ăn chăn nuôi và dùng làm nguyên liệu sản xuất ethanol. Nếu 2 nhà máy ethanol Bình Phước và Dung Quất đi vào hoạt động, lượng sắn tiêu thụ khoảng 600.000 tấn/năm, nên nguồn nguyên liệu trong nước vẫn đảm bảo. Vấn đề là giá sắn và sự minh bạch trong giá thành ethanol.
Sau khi tiếp nhận báo cáo của Bộ Công thương, Văn phòng Chính phủ yêu cầu thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 83/2014 về kinh doanh xăng dầu và các văn bản hướng dẫn liên quan. Trong đó, giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tiếp tục theo dõi tình hình tiêu thụ xăng E5 RON92, RON95 tiêu chuẩn khí thải Euro 3, Euro 4 trong quý 1-2018, để công bố giá cơ sở các mặt hàng xăng, dầu phù hợp với thị trường và quy định pháp luật. Về công tác điều hành giá xăng dầu, liên Bộ Công thương - Tài chính tiếp tục điều hành giá xăng E5 RON92, RON95 và các mặt hàng xăng dầu khác theo nguyên tắc hài hòa, đồng bộ, linh hoạt trong việc trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu, nhằm kiểm soát mặt bằng giá xăng dầu. Liên Bộ Công thương - Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về lợi ích của xăng E5 RON92 để người tiêu dùng tin tưởng, yên tâm sử dụng; tăng cường công tác kiểm soát chất lượng, tránh gian lận trong kinh doanh xăng dầu.
Liên quan đến việc công bố giá xăng dầu mới đây của Bộ Công thương tăng mạnh đối với xăng A95, khiến dư luận nghi ngờ cơ quan chức năng “bắt tay” với các DN để ép người tiêu dùng phải sử dụng xăng E5, Bộ Công thương vừa có báo cáo gửi Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.
Theo đó, Bộ Công thương giải thích, trong kỳ điều hành giá hôm 4-1 đối với E5 RON92, giá thế giới đối với xăng RON92 (xăng nền để pha chế xăng E5 RON92) tiếp tục tăng, dẫn đến giá cơ sở xăng E5 RON92 chênh lệch tăng 857 đồng/lít so với giá bán tối đa trên thị trường. Để hỗ trợ đời sống của người dân, giảm chi phí đầu vào của DN sản xuất, kinh doanh và tiếp tục khuyến khích sử dụng xăng E5, liên Bộ Công thương - Tài chính quyết định chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu ở mức 857 đồng/lít, để giữ ổn định giá bán xăng E5 không tăng so với kỳ điều hành cuối cùng của năm 2017. Trong khi đó, với xăng RON95, giá thế giới tăng dẫn tới chênh lệch giá bán trên thị trường giữa 2 kỳ tính giá khoảng 810 đồng/lít. Tuy nhiên, do xăng RON95 chưa thuộc đối tượng tính toán, công bố giá cơ sở nên liên bộ quyết định không chi sử dụng quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng này. Giá bán do doanh nghiệp chủ động điều chỉnh tăng khoảng 810 đồng/lít, bằng mức chênh lệch giữa 2 kỳ tính giá, phù hợp với diễn biến tăng của thế giới.
Đối với lo ngại nguồn cung ethanol thiếu hụt gây sức ép tăng giá bán xăng E5 trong thời gian tới, Bộ Công thương khẳng định nguồn cung ứng nguyên liệu E100 (Ethanol 100) để sản xuất xăng E5 cho thị trường không thiếu. Bởi 2 nhà máy của Công ty Tùng Lâm sản xuất nguyên liệu E100 sẽ đưa ra thị trường 200.000m3/năm, tương đương 16.000m3/tháng. Số lượng này đủ để phối trộn 3,9 triệu m3 (3 triệu tấn) xăng sinh học E5 mỗi năm. Ngoài ra, còn có 2 nhà máy dự kiến sẽ vận hành sản xuất từ tháng 3-2018 là Nhà máy Ethanol Bình Phước và Nhà máy Ethanol Dung Quất. “Đến cuối tháng 1-2018, các nhà máy sản xuất ethanol đạt khoảng 20.000 - 25.000m3/tháng, đủ đảm bảo nguồn cung cho thị trường. Và khi Nhà máy Ethanol Dung Quất hoạt động thì có thể cung cấp thêm 6.000 - 7.000m3/tháng, nên chắc chắn không có chuyện thiếu nguồn”, đại diện Bộ Công thương khẳng định.
Mặt khác, trên thị trường đang có 5 đầu mối kinh doanh xăng dầu của DN khai thác các trạm trộn xăng E5, bao gồm: Petrolimex, PV Oil, Saigon Petro, Mipe Corp và NSH Petro. Ngoài ra, còn có 2 DN khác đã triển khai trạm trộn là Công ty TNHH MTV Thương mại dầu khí Đồng Tháp và Tổng công ty Thương mại xuất nhập khẩu Thành Lễ. Nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng tham gia cung ứng nguồn nhiên liệu này, hiện xuất bán mỗi năm 1,5 triệu m3 xăng nền A92 cho các đầu mối Petrolimex, PV Oil, Sài Gòn Petrol, Thành Lễ... pha trộn xăng E5 bán ra thị trường cả nước.
Về chất lượng, Bộ Công thương cũng khẳng định xăng E5 có đặc tính tương tự như xăng RON92, phù hợp cho hầu hết loại xe gắn máy, ô tô hiện nay.
Minh bạch giá nguyên liệu
Về việc giá ethanol tăng khoảng 500 đồng/lít những tháng gần đây, đại diện các DN đầu mối kinh doanh xăng dầu khẳng định chưa tác động nhiều đến giá xăng E5, do nguyên liệu này chỉ chiếm tỷ lệ 5% nên nếu tăng 1.000 đồng/lít ethanol thì giá xăng E5 chỉ tăng 30 đồng/lít. Tuy nhiên, theo tính toán của DN, 75% giá thành của ethanol là sắn, nếu giá sắn tăng 1.000 đồng/kg thì giá cồn cũng tăng tương ứng là 3.000 đồng/kg. Điều này dẫn tới DN trong nước khó có thể cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, nếu không có cơ chế để nâng cao năng suất sắn và giảm khâu trung gian. Trong khi đó, lượng sắn khô sản xuất trong nước mỗi năm là 4 - 5 triệu tấn, chủ yếu để xuất khẩu, làm thức ăn chăn nuôi và dùng làm nguyên liệu sản xuất ethanol. Nếu 2 nhà máy ethanol Bình Phước và Dung Quất đi vào hoạt động, lượng sắn tiêu thụ khoảng 600.000 tấn/năm, nên nguồn nguyên liệu trong nước vẫn đảm bảo. Vấn đề là giá sắn và sự minh bạch trong giá thành ethanol.
Sau khi tiếp nhận báo cáo của Bộ Công thương, Văn phòng Chính phủ yêu cầu thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 83/2014 về kinh doanh xăng dầu và các văn bản hướng dẫn liên quan. Trong đó, giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tiếp tục theo dõi tình hình tiêu thụ xăng E5 RON92, RON95 tiêu chuẩn khí thải Euro 3, Euro 4 trong quý 1-2018, để công bố giá cơ sở các mặt hàng xăng, dầu phù hợp với thị trường và quy định pháp luật. Về công tác điều hành giá xăng dầu, liên Bộ Công thương - Tài chính tiếp tục điều hành giá xăng E5 RON92, RON95 và các mặt hàng xăng dầu khác theo nguyên tắc hài hòa, đồng bộ, linh hoạt trong việc trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu, nhằm kiểm soát mặt bằng giá xăng dầu. Liên Bộ Công thương - Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về lợi ích của xăng E5 RON92 để người tiêu dùng tin tưởng, yên tâm sử dụng; tăng cường công tác kiểm soát chất lượng, tránh gian lận trong kinh doanh xăng dầu.
Liên quan tới quản lý và công bố giá xăng A95, các chuyên gia khẳng định, Nghị định 83/2014 quy định tất cả giá xăng, dầu nói chung, Nhà nước đều điều tiết giá. Nghị định không quy định liên Bộ Công thương - Tài chính chỉ công bố giá cơ sở với xăng A92 (RON92), mà đề cập giá xăng, dầu chung, gồm cả xăng A92 và A95, do đó Bộ Công thương nên chủ động tính toán và đưa ra mức điều chỉnh hợp lý. Lâu nay giá xăng A95 không được công bố giá cơ sở là chưa đúng quy định. Khi bỏ xăng A92, Bộ Công thương lại chậm trễ công bố giá cơ sở xăng A95, dẫn tới giá loại xăng này tăng mất kiểm soát, đây là trách nhiệm của Bộ Công thương.