Doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam chưa tận dụng hết lợi thế khi thâm nhập thị trường Canada

Tổng giá trị nhập khẩu đồ gỗ của Canada khoảng 14 tỷ USD/năm, trong đó, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4, sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Mexico cung cấp các sản phẩm nội và ngoại thất cho Canada. Nhưng giá trị kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam còn khiêm tốn, trong khi đây là thị trường mở cho các nhà xuất khẩu...
Sản xuất ghế gỗ xuất khẩu tại Công ty Minh Phát
Sản xuất ghế gỗ xuất khẩu tại Công ty Minh Phát

Ngày 30-9, Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (HAWA) phối hợp cùng Thương vụ Việt Nam tại Canada tổ chức buổi kết nối giao thương trực tuyến Việt Nam - Canada trên nền tảng HOPE (HAWA Online Platform for Exhibition) với chủ đề: “Thị trường Canada và cơ hội ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ”. 

Ông Jacques Nadeau, chuyên gia thương mại tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), với gần 10 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn giải pháp và định hướng xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại nhiều quốc gia cho biết, tổng giá trị nhập khẩu đồ gỗ của Canada khoảng 14 tỷ USD/năm, trong đó, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4, sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Mexico cung cấp các sản phẩm nội và ngoại thất cho Canada. Nhưng giá trị kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam còn khiêm tốn, trong khi đây là thị trường mở cho các nhà xuất khẩu, nếu biết khai thác và tận dụng lợi thế các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều cơ hội để thâm nhập. 

Ông Jacques Nadeau cho biết, thời gian qua Canada đã có sự bùng nổ trong bán hàng trực tuyến về đồ gỗ, chỉ 6 tháng đầu năm 2020 đã tăng 16,4% doanh số bán đồ gỗ, trong khi cả năm 2019 chỉ tăng 6,6%. Dự báo cuối năm nay có thể tăng 30% và sẽ tiếp tục tăng trong năm tới. Vì vậy, mua bán trực tuyến ngày càng có vị trí quan trọng nhưng phải trên nền tảng trực tuyến với website tốt, thân thiện môi trường mới có thể tận dụng cơ hội.

"Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, phải làm việc tại nhà nên nhu cầu mua sắm đồ gỗ cả nội và ngoại thất đều gia tăng, nhất là mua sắm bàn ghế và các vật dụng gỗ khác cho văn phòng làm việc tại nhà", ông Jacques Nadeau nhận định. 

Doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam chưa tận dụng hết lợi thế khi thâm nhập thị trường Canada ảnh 1 Sản xuất đồ gỗ tại nhà máy của Công ty AA

Cũng theo ông Jacques Nadeau, công cụ giao thương trực tuyến trên nền tảng HOPE của HAWA giúp sản phẩm đồ gỗ Việt Nam tiếp cận trực tiếp người Canada. Phương thức này giúp giảm khoảng cách địa lý giữa nhà sản xuất Việt Nam và người tiêu dùng Canada. Nhưng HAWA cần chủ động và có chiến lược truyền thông.

Giống như thị trường Hoa Kỳ, thời vụ mua bán các sản phẩm gỗ trong năm của Canada tập trung 2 thời điểm là từ tháng 4-6 và từ tháng 9-12. Trước 2 thời điểm này, HAWA cần sử dụng HOPE để tổ chức các gian hàng trực tuyến, giới thiệu những bộ sản phẩm mới, chuẩn bị trước mùa bán hàng. Điều quan trọng khác là HAWA và mỗi doanh nghiệp phải định vị cho được sản phẩm của mình sản xuất ra phù hợp với phân khúc thị trường nào cũng như biết tận dụng lợi thế để cạnh tranh sản phẩm cùng loại từ quốc gia khác.

Doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam chưa tận dụng hết lợi thế khi thâm nhập thị trường Canada ảnh 2 Mặt hàng nội thất trưng bày tại Hội chợ đồ gỗ xuất khẩu ở TPHCM  
Theo ông Phạm Cao Phong, Đại sứ Việt Nam tại Canada, với Hiêp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã có hiệu lực, sản phẩm gỗ Việt Nam xuất qua Canada có nhiều ưu thế khi thuế xuất 0%, so với sản phẩm cùng loại từ Trung Quốc 9%. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều doanh nghiệp biết tận dụng lợi thế này khi các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và đồ gỗ sử dụng nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu gỗ nguyên liệu hợp pháp; tỷ lệ sử dụng các ưu đãi này chưa cao, khi có không ít doanh nghiệp chấp nhận thuế suất 6% thay vì 0% nếu có được C/O chứng minh nguồn gốc xuất xứ. 

Tin cùng chuyên mục