Lễ bỏ mả được tổ chức với mục đích như một nghi lễ mãn tang, thể hiện tình cảm của người còn sống đối với người đã khuất.
Người Raglai có cuộc sống mang tính cộng đồng, nên trong nghi lễ bỏ mả phải tập trung đầy đủ những người trong làng cùng tham dự để cùng chia tay người đã khuất. Lễ bỏ mả thường được tổ chức sau một năm hoặc hai năm khi người thân qua đời.
Trong các nghi lễ bỏ mả tập trung nhiều loại hình nghệ thuật như: Kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, múa, trình diễn... với mục đích tiễn đưa người chết về “thế giới bên kia”. Đồng thời “giải thoát” hoàn toàn mọi sự ràng buộc của người sống đối với người chết. Với những giá trị nổi bật đó, năm 2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định đưa Lễ bỏ mả của người Raglai ở huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng.
Lễ vật được chuẩn bị một cách chu đáo, gồm ka-go (mô hình thuyền), rượu cần, đầu heo, một con bò hoặc con trâu, gà, vịt và những thổ sản để cúng trong 3 ngày
Cây “gậy thần” (gai toah ) được làm từ ngày có người chết, lại đem ra sử dụng trong ngày cúng thứ 2
Lễ vật đều do những người trong tộc chuẩn bị
Ka-go (mô hình thuyền) đặt trên sạp để cúng với những lễ vật trong ngày đầu: cơm, hạt nổ, bánh trái, gà, trầu cau, rượu…
Sau đó, đoàn người Raglai sẽ bộ hành đến khu vực tháp Chăm để báo với thần linh người Chăm đã đưa người chết về và tổ chức xong lễ bỏ mả