Đồng bằng sông Cửu Long

Đối phó với mặn xâm nhập

Nước mặn đang gia tăng mức độ xâm nhập vào các tỉnh ĐBSCL. Nếu như đầu tháng 1-2006 nước mặn chỉ mới xâm nhập điïa bàn Bến Tre, thì ngày 14-3 đã vào các tỉnh: Kiên Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long… Tại Bến Tre nước mặn đã lấn sâu vào 3 huyện Giồng Trôm, Ba Tri, Bình Đại, độ mặn từ 5-27‰ (phần ngàn). Trên sông Hàm Luông, nước mặn đã lấn sâu vào đến cầu Hàm Luông. Hàng ngàn hécta hoa màu đã bị ảnh hưởng. Tại Tiền Giang, nước mặn đã tràn vào sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Tại huyện Cần Giuộc, trên sông Rạch Cát độ mặn đo được tới 11,6‰.
Đối phó với mặn xâm nhập

Nước mặn đang gia tăng mức độ xâm nhập vào các tỉnh ĐBSCL. Nếu như đầu tháng 1-2006 nước mặn chỉ mới xâm nhập điïa bàn Bến Tre, thì ngày 14-3 đã vào các tỉnh: Kiên Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long… Tại Bến Tre nước mặn đã lấn sâu vào 3 huyện Giồng Trôm, Ba Tri, Bình Đại, độ mặn từ 5-27‰ (phần ngàn). Trên sông Hàm Luông, nước mặn đã lấn sâu vào đến cầu Hàm Luông. Hàng ngàn hécta hoa màu đã bị ảnh hưởng. Tại Tiền Giang, nước mặn đã tràn vào sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Tại huyện Cần Giuộc, trên sông Rạch Cát độ mặn đo được tới 11,6‰.

  • Nước mặn vào sâu nội đồng

Đối phó với mặn xâm nhập ảnh 1

Hạn hán khiến sản xuất hoa màu ở Bạc Liêu gặp khó khăn do thiếu nước tưới.

Đến ngày 14-3, tại Long An, nước mặn đã tới cầu Xáng Lớn (huyện Bến Lức) trên sông Vàm Cỏ Đông và đến cống Bình Tâm (thị xã Tân An) trên sông Vàm Cỏ Tây. Trên sông Rạch Cát (huyện Cần Giuộc) độ mặn đo được tới 11,6 ‰; sông Vàm Cỏ tại Cầu Nổi, huyện Cần Đước là 10,8‰...

Ông Nguyễn Hữu Hiền - Chi cục Phó Chi cục Thủy lợi tỉnh Long An cho biết: Nhiều khả năng từ ngày 14 đến 17-2 (âm lịch) gió chướng sẽ đẩy nước mặn vào sâu nội đồng dọc theo sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây.

Cùng thời điểm này, tại Kiên Giang, nước mặn cũng vào sâu các cửa sông khu vực Rạch Giá, Hòn Đất, Kiên Lương, Hà Tiên, An Minh, An Biên khoảng 8-12 km. Riêng trên sông Cái Lớn, nước mặn đã vào sâu hơn 20km.

Theo dự báo của ngành chức năng, mùa khô năm nay sẽ kéo dài đến hết tháng 5 (âm lịch) và hiện tại tình hình khô hạn bắt đầu vào cao điểm. Vì thế, chắc chắn nhiều địa phương sẽ khan hiếm nước ngọt.

Tại vùng Bảy Núi (An Giang) vẫn còn nhiều khó khăn trong việc cung cấp nước cho dân trong mùa khô, cần được tiếp tục quan tâm đầu tư. Toàn vùng hiện còn khoảng 40% giếng bơm tay và 30% giếng ống sử dụng được, với trữ lượng nguồn nước không ổn định và có nhiều khả năng bị khô cạn.

  • Nhiều biện pháp đối phó

Điều đáng mừng là một số địa phương đã chuẩn bị phương án đối phó với mặn xâm nhập. Với việc hoàn chỉnh, khai thác và vận hành hợp lý hệ thống cống đập, bước đầu tỉnh Trà Vinh đã khống chế được nước mặn xâm nhập nội đồng, đảm bảo mùa vụ sản xuất cho nông dân.

Theo Công ty Quản lý khai thác công trình thủy lợi Trà Vinh, từ tháng 1-2006, khi độ mặn lên cao, công ty cho đóng 25/28 cống trục đầu mối, không để nước mặn xâm nhập, đảm bảo cho sản xuất vụ lúa đông xuân và vụ màu mùa khô năm 2006. Hiện có 100% diện tích đất sản xuất nằm trong quy hoạch dự án Nam Măng Thít đã được khép kín, nước mặn sẽ không vào được nội đồng khi toàn bộ các cống đầu mối đã đóng.

Tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt trầm trọng tại huyện Ba Tri cũng được “xoa dịu”. Nhà máy nước của huyện có công suất gần 4.000 m3/ngày đêm tại xã Tân Mỹ đã hoạt động, lấy nước từ sông Ba Lai, đảm bảo cung cấp quanh năm cho 10.000 hộ dân ở 13 xã và thị trấn Ba Tri. Hiện có 7.200 hộ dân đăng ký sử dụng, giá chỉ 3.150 đồng/m3.

Mới đây tỉnh Bến Tre quyết định đầu tư gần 5 tỉ đồng xây dựng đê ngăn mặn ven sông Hàm Luông (giai đoạn I) thuộc địa phận huyện Ba Tri. Tuyến đê này sẽ được xây dựng hoàn thành trong năm 2006, khép kín hệ thống thủy lợi Cầu Sập, cung cấp nước ngọt sản xuất cho gần 11.000 ha đất canh tác thuộc 9 xã của 2 huyện Ba Tri, Giồng Trôm.

Ở huyện Bình Đại, khoảng 100 xe bồn đã được huy động, chở nước ngọt cung cấp cho người dân với giá 20.000 đồng/m3. Trung tâm Nước sạch sinh hoạt Bến Tre đang triển khai dự án trữ nước ngọt cho người dân. Có khoảng 4.000 bồn (mỗi bồn chứa 2 m3 nước) được hỗ trợ miễn phí cho hộ nghèo.

Có thể nói tình hình nước sinh hoạt trong mùa khô năm nay tại vùng Bảy Núi đã bớt căng thẳng so với những năm trước. Lãnh đạo 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên cho hay, các chương trình, dự án của Trung ương và tỉnh đã đầu tư hàng chục tỉ đồng để xây dựng nhà máy nước tại trung tâm thị trấn và các xã triền núi, nơi có đường giao thông thuận tiện, nhằm giảm bớt áp lực thiếu nước sinh hoạt ở vùng cao, đồi núi và vùng đồng bào dân tộc Khmer.

Chương trình nước sinh hoạt nông thôn An Giang đã cấp miễn phí hàng ngàn bồn chứa loại 1m3 và 2m3, triển khai khoan hàng trăm giếng loại nhỏ và tu sửa một số giếng ống có trữ lượng lớn phục vụ nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó, doanh nghiệp tư nhân cũng tham gia cấp nước sạch cho các xã quanh núi Dài và núi Tượng, góp phần giải quyết thực trạng thiếu nước dai dẳng từ nhiều năm nay. Riêng khu vực 36 ngôi chùa Khmer ở Tri Tôn và Tịnh Biên đều có khoan giếng bơm tay.

Hiện nay do gió chướng và ảnh hưởng triều cường, tốc độ nước mặn lấn vào nội đồng theo dọc các triền sông ngày càng mạnh lên. Tại Kiên Giang, nước mặn đã lấn vào 10-12 km trên địa bàn 6 huyện, thị. Hiện nay, hơn 13.000 ha lúa của huyện Hòn Đất được bảo vệ khá an toàn do hệ thống thủy lợi đã phát huy tác dụng – nhất là hơn 20 cống ngăn mặn đã chắn dòng mặn khá tốt.

TRƯỜNG – PHONG
 

Tin cùng chuyên mục