Đông đảo nghệ sĩ tham dự Giỗ Tổ sân khấu

Ngày 25-9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức lễ Giỗ Tổ sân khấu dân tộc. Đông đảo nghệ sĩ sân khấu cùng tề tựu tri ân tổ nghề.

Đã thành thông lệ, ngày 12-8 âm lịch hàng năm là ngày truyền thống của những người làm nghệ thuật sân khấu, để bày tỏ lòng biết ơn đến tiên tổ, các bậc tiền nhân đã vượt qua mọi định kiến của xã hội, sáng tạo nên một loại hình nghệ thuật sân khấu độc đáo có giá trị, làm giàu cho bản sắc văn hoá và để tri ân khán giả đã đồng hành cùng với các văn nghệ sĩ, bảo tồn, phát triển nghệ thuật sân khấu truyền thống.

Đông đảo nghệ sĩ tham dự Giỗ Tổ sân khấu ảnh 1 Ngày 12-8 âm lịch hàng năm là ngày truyền thống của những người làm nghệ thuật sân khấu, để bày tỏ lòng biết ơn đến tiên tổ, các bậc tiền nhân
Đông đảo nghệ sĩ tham dự Giỗ Tổ sân khấu ảnh 2 Nhiều tiết mục nghệ thuật nghệ thuật đã được biểu diễn trong ngày Giỗ tổ sân khấu
Thành kính, tri ân, NSND Trịnh Thúy Mùi - Chủ tịch Hội NSSK Việt Nam thay mặt nghệ sĩ sân khấu nguyện đoàn kết, đem hết sức mình cùng nhau lao động nghệ thuật, tạo ra nhiều tác phẩm có chất lượng để phục vụ nhân dân, góp phần đưa nền sân khấu Việt Nam phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhằm thực hiện các nghị quyết của Đảng về văn hoá, văn nghệ, để hoàn thành sứ mệnh quang vinh của người nghệ sĩ sân khấu với đất nước, nhân dân...
Đông đảo nghệ sĩ tham dự Giỗ Tổ sân khấu ảnh 3 Trong ngày này các nghệ sĩ sân khấu nhiều thế hệ cùng nhau tề tựu
Cũng tại buổi lễ, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã tôn vinh và tặng quà các Nghệ sĩ cao tuổi (từ 70 đến 90 tuổi là nghệ sĩ, NSND, NSƯT; Nghệ sĩ được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT); Trao giải thưởng Nghệ thuật năm 2019; Tặng quà cho nghệ sĩ có hoàn cảnh khó khăn.

Trong ngày đặc biệt này, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã tổ chức khen thưởng các tác phẩm sân khấu hàng năm.

Đông đảo nghệ sĩ tham dự Giỗ Tổ sân khấu ảnh 4 Giải thưởng thường niên của Hội Nghệ sĩ sân khấu cũng được trao tặng trong ngày đặc biệt này
Năm nay, giải kịch bản không có giải A, giải B thuộc về: Kịch bản Vương quyền của tác giả Bích Ngân, Gian hùng hay Thiên mệnh của Hoàng Thanh Du), Người là anh Văn của Vũ Xuân Cái, Kẻ trộm của Lê Quý Hiền, Quyền lực nhóm của Thiều Hạnh Nguyên, Ngày ấy cổng trời của Nguyễn Kháng Chiến. Giải thưởng xuất sắc cho Sách Nghiên cứu Lý luận - Phê bình gồm: PGS, TS Trần Trí Trắc với Thi pháp Chèo cổ (Giải A), Đặng Thanh Lưu với Dân ca xứ Nghệ và Sân khấu hóa Dân ca (Giải B). Giải thưởng vở diễn Sân khấu xuất sắc gồm: Thân phận nàng Kiều của Nhà hát Múa rối Việt Nam (Giải xuất sắc), Điều còn lại của Nhà hát Chèo Hà Nội, Trọn nghĩa non sông của Nhà hát Chèo Thái Bình, Nhân Huệ Vương của Nhà hát Tuồng Việt Nam, Còn mãi với thời gian của Nhà hát Kịch Việt Nam (Giải A), Hà Thành chính khí của NH Kịch Hà Nội, Công lý không gục ngã của NH Chèo Quân đội, Hoạn lộ của NH Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, Vì sao lạc xứ của NH Cải lương VN, Bình minh trên đỉnh Pa Rút của Đoàn Ca kịch Bài chòi Bình Định, Hừng đông (Trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản Dân ca xứ Nghệ, Diều ơi của NH Kịch Sân khấu nhỏ, Hà Nội của những giấc mơ của Liên đoàn Xiếc VN (Giải B).

Đồng thời, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã trao tặng nhiều giải cho các cá nhân xuất sắc.

Tin cùng chuyên mục