
Ngày 20-4-1975, lực lượng đi đầu của Quân đoàn 2 đã tiến vào khu vực Rừng Lá, cách Xuân Lộc khoảng 20km. Trong thế bị bao vây cô lập và trước nguy cơ bị tiêu diệt, đêm 20-4-1975, địch tháo chạy theo liên tỉnh lộ 2 về Bà Rịa, sau đó chạy tiếp về Biên Hòa.

Do ta không phát hiện sớm được địch rút quân và tổ chức truy kích chưa thích hợp nên chỉ tiêu diệt được một phần. Đa số Sư đoàn 18 ngụy đã chạy thoát về Biên Hòa.
Thị xã Xuân Lộc được giải phóng. “Cánh cửa thép” với sự chốt chặn của Sư đoàn 18 ngụy đã bị mở toang. Quân đoàn 4, Quân đoàn 2, Sư đoàn 3 Quân khu 5 và các lực lượng vũ trang địa phương đã hình thành mũi tiến công ở phía Đông và Đông Nam Sài Gòn. Xuân Lộc được giải phóng, đồng nghĩa với việc phòng thủ từ xa của ngụy tại Phan Rang và Xuân Lộc bị phá sản. Địch hoang mang tột độ, tinh thần chiến đấu suy sụp.
Ở phía Tây Bắc Sài Gòn, Sư đoàn 25 của địch vẫn bám chặt địa bàn Tây Ninh. Cảnh sát và các cơ quan hành chánh ngụy đều bỏ chạy về Sài Gòn. Ta không đánh Tây Ninh nhưng phải kìm giữ không cho Sư đoàn 25 ngụy lùi về Sài Gòn.
Sư đoàn 316 Quân đoàn 3 vượt sông Sài Gòn cắt một đoạn đường từ Trà Võ, Bàu Nâu đi Gò Dầu Hạ, không cho địch lên xuống. Sân bay Biên Hòa bị ta nã pháo liên tục, địch phải đưa máy bay về sân bay Tân Sơn Nhất.
N.T.H.H tổng hợp
Mít tinh trọng thể kỷ niệm ngày giải phóng Bình Thuận Đồng chí Phạm Gia Khiêm, Ủy viên TƯ Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đại diện các bộ, ngành, các tỉnh bạn và đông đảo nhân dân tỉnh Bình Thuận đã tham dự. 30 năm sau ngày giải phóng, từ một tỉnh bị chiến tranh tàn phá nặng nề về người và của, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bình Thuận đã phát huy nội lực, chung sức, chung lòng xây dựng tỉnh Bình Thuận phát triển về kinh tế, vững chắc về an ninh quốc phòng… |