“Vấn nạn” kiểm tra chuyên ngành
Mới đây Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đã công bố báo cáo cập nhật tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2018 của Việt Nam, trong đó có nhiều khuyến nghị về các giải pháp ưu tiên cải cách nhằm giảm chi phí thương mại và tăng cường năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. WB nhấn mạnh, Việt Nam cần phải tăng cường phối hợp liên ngành và có cơ chế để giảm chi phí thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Trong đó, ưu tiên cải cách tạo thuận lợi thương mại bằng cách giải quyết “vấn nạn” kiểm tra chuyên ngành. Hiện nay, việc kiểm tra chuyên ngành đang chiếm 55% tổng thời gian nhập khẩu.
Giải pháp WB kiến nghị là áp dụng chuẩn quốc tế trong phân loại các biện pháp kiểm tra chuyên ngành, dựa trên phân tích về chi phí - lợi ích của từng biện pháp. Chẳng hạn, Việt Nam có thể áp dụng quản lý rủi ro, bằng cách tăng cường máy soi chiếu, hay ứng dụng công nghệ thông tin thông qua cơ chế một cửa quốc gia và có chính sách kiểm tra sau thông quan. Như vậy sẽ giải tỏa hàng nhanh, đỡ tốn thời gian kiểm tra cũng như chi phí lưu kho (nếu có) cho doanh nghiệp.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng là khía cạnh giúp doanh nghiệp giảm chi phí. Cụ thể là ứng dụng phần mềm số trong vận tải. Một thống kê mới đây cho thấy, ngành logistics chỉ có gần 1/2 doanh nghiệp áp dụng phần mềm số hóa vào vận hành (2 năm trước chỉ khoảng 15% - 20%). Trong khi việc ứng dụng công nghệ trong quản lý giúp doanh nghiệp giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh, nhưng còn khoảng một nửa số doanh nghiệp chưa ứng dụng công nghệ hiện đại.
Giảm chi phí logistics - vấn đề sống còn
Ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics, cho biết hiện chi phí logistics tại Việt Nam vẫn còn cao so với các nước trong khu vực. Cụ thể, logistics hiện chiếm 16,8% chi phí của doanh nghiệp. Và tính trong cấu thành chi phí logistics thì chi phí vận tải chiếm tới 50%. Do đó, cần cắt giảm chi phí vận tải bằng cách ứng dụng công nghệ số hóa. Đồng thời, nhà nước chú ý ưu tiên cải cách hạ tầng kết nối để cải thiện chất lượng dịch vụ logistics, bởi theo đánh giá của WB, hiện nay vận chuyển hàng hóa tại Việt Nam đã tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Trong khi đó, hệ thống hạ tầng đường bộ cao tốc chất lượng cao còn ít, dẫn đến tốc độ và mức độ tin cậy về dịch vụ vận tải thấp và có sự chênh lệch lớn giữa cung - cầu về khả năng xếp dỡ hàng hóa.
Do vậy, WB nhấn mạnh, Việt Nam cần ưu tiên xây dựng và phát triển hệ thống thống kê logistics đáng tin cậy để hỗ trợ các cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng chính sách giám sát tiến độ cải cách logistics. Vì chi phí logistics của Việt Nam thuộc tốp cao trên thế giới, chiếm khoảng 20% GDP. Đây là một trong những rào cản tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu. Nếu không cải thiện kịp thời thì điều này sẽ làm giảm sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh Việt Nam.
Liên quan đến cắt giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo nghị quyết trình Chính phủ ban hành, trong đó có nhiều nội dung đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành logistics. Trước xu hướng phát triển mạnh của thương mại điện tử gắn với ngành dịch vụ logistics hiện nay, khi các giải pháp đề xuất tại dự thảo được thực hiện, chi phí logistics có thể cắt giảm sâu, xuống mức 12% - 13%, bằng các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Mới đây Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đã công bố báo cáo cập nhật tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2018 của Việt Nam, trong đó có nhiều khuyến nghị về các giải pháp ưu tiên cải cách nhằm giảm chi phí thương mại và tăng cường năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. WB nhấn mạnh, Việt Nam cần phải tăng cường phối hợp liên ngành và có cơ chế để giảm chi phí thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Trong đó, ưu tiên cải cách tạo thuận lợi thương mại bằng cách giải quyết “vấn nạn” kiểm tra chuyên ngành. Hiện nay, việc kiểm tra chuyên ngành đang chiếm 55% tổng thời gian nhập khẩu.
Giải pháp WB kiến nghị là áp dụng chuẩn quốc tế trong phân loại các biện pháp kiểm tra chuyên ngành, dựa trên phân tích về chi phí - lợi ích của từng biện pháp. Chẳng hạn, Việt Nam có thể áp dụng quản lý rủi ro, bằng cách tăng cường máy soi chiếu, hay ứng dụng công nghệ thông tin thông qua cơ chế một cửa quốc gia và có chính sách kiểm tra sau thông quan. Như vậy sẽ giải tỏa hàng nhanh, đỡ tốn thời gian kiểm tra cũng như chi phí lưu kho (nếu có) cho doanh nghiệp.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng là khía cạnh giúp doanh nghiệp giảm chi phí. Cụ thể là ứng dụng phần mềm số trong vận tải. Một thống kê mới đây cho thấy, ngành logistics chỉ có gần 1/2 doanh nghiệp áp dụng phần mềm số hóa vào vận hành (2 năm trước chỉ khoảng 15% - 20%). Trong khi việc ứng dụng công nghệ trong quản lý giúp doanh nghiệp giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh, nhưng còn khoảng một nửa số doanh nghiệp chưa ứng dụng công nghệ hiện đại.
Giảm chi phí logistics - vấn đề sống còn
Ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics, cho biết hiện chi phí logistics tại Việt Nam vẫn còn cao so với các nước trong khu vực. Cụ thể, logistics hiện chiếm 16,8% chi phí của doanh nghiệp. Và tính trong cấu thành chi phí logistics thì chi phí vận tải chiếm tới 50%. Do đó, cần cắt giảm chi phí vận tải bằng cách ứng dụng công nghệ số hóa. Đồng thời, nhà nước chú ý ưu tiên cải cách hạ tầng kết nối để cải thiện chất lượng dịch vụ logistics, bởi theo đánh giá của WB, hiện nay vận chuyển hàng hóa tại Việt Nam đã tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Trong khi đó, hệ thống hạ tầng đường bộ cao tốc chất lượng cao còn ít, dẫn đến tốc độ và mức độ tin cậy về dịch vụ vận tải thấp và có sự chênh lệch lớn giữa cung - cầu về khả năng xếp dỡ hàng hóa.
Do vậy, WB nhấn mạnh, Việt Nam cần ưu tiên xây dựng và phát triển hệ thống thống kê logistics đáng tin cậy để hỗ trợ các cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng chính sách giám sát tiến độ cải cách logistics. Vì chi phí logistics của Việt Nam thuộc tốp cao trên thế giới, chiếm khoảng 20% GDP. Đây là một trong những rào cản tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu. Nếu không cải thiện kịp thời thì điều này sẽ làm giảm sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh Việt Nam.
Liên quan đến cắt giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo nghị quyết trình Chính phủ ban hành, trong đó có nhiều nội dung đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành logistics. Trước xu hướng phát triển mạnh của thương mại điện tử gắn với ngành dịch vụ logistics hiện nay, khi các giải pháp đề xuất tại dự thảo được thực hiện, chi phí logistics có thể cắt giảm sâu, xuống mức 12% - 13%, bằng các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.