Số liệu thống kê của Trung tâm Phát triển và sáng tạo xanh (GreenID) cho thấy, trên toàn thế giới đang có thêm 1.200 nhà máy nhiệt điện than được đưa vào quy hoạch. Nếu tất cả nhà máy này được xây dựng, chúng sẽ phát thải một lượng lớn khí độc hại vào bầu khí quyển và nguồn nước của chúng ta, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Hơn thế nữa, lượng khí thải nhà kính từ những nhà máy này sẽ đẩy chúng ta vào thảm họa biến đổi khí hậu, khiến nhiệt độ Trái đất tăng thêm 50C vào năm 2100. Mức tăng độ này sẽ châm ngòi cho những đợt nắng nóng khắc nghiệt, giảm nguồn lương thực của thế giới và làm nước biển dâng cao, ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người. Cộng đồng sinh sống gần các mỏ than là những người phải hứng chịu ô nhiễm không khí và nguồn nước. Họ phải đối mặt với tình trạng giảm tuổi thọ; tỷ lệ mắc các bệnh về tim, mạch, hô hấp tăng cao. Trong khi đó, quá trình đốt than đã thải ra một lượng lớn các khí gây ô nhiễm không khí có thể lan rộng trong phạm vi hàng trăm kilômét, bao gồm lưu huỳnh dioxit (SO2), oxit nitơ (NOx), carbon dioxit (CO2)… Việc tiếp xúc với các khí này sẽ phá hủy tim, mạch, đường hô hấp và hệ thần kinh của con người. Ngoài ra, các khí sunfat và nitrat còn gây ra mưa axít, hủy hoại những dòng suối, cánh rừng, mùa màng và đất đai.
Nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng, để chấm dứt sự phụ thuộc vào các nhiên liệu hóa thạch, chúng ta cần phải đầu tư vào các giải pháp năng lượng ít phát thải carbon hoặc ít gây ô nhiễm. Các nguồn năng lượng như năng lượng gió, năng lượng Mặt trời, thủy điện nhỏ và năng lượng địa nhiệt là các giải pháp ưu việt hơn sử dụng than trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của thế giới. Theo PGS-TS Hồ Quốc Bằng, Trưởng phòng Quản lý ô nhiễm và biến đổi khí hậu - Viện Môi trường và Tài nguyên (Đại học quốc gia TPHCM, sử dụng dầu diesel trong động cơ xe cũng như sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch trong hoạt động công nghiệp, xây dựng... đã thải ra môi trường một lượng lớn các loại khí độc như NOx, SO2, CO2... Những khí này đã và đang gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người thậm chí gây tử vong. Việc chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo được xem là giải pháp cấp bách hiện nay. Bên cạnh đó, phát triển năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả còn góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu và mang lại những cơ hội, lợi ích kinh tế mới. Có thể thấy rằng, với những kế hoạch như kêu gọi tiết kiệm năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch và đặc biệt là kêu gọi sử dụng xăng sinh học E5, Chính phủ Việt Nam đã và đang rất nỗ lực trong việc giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, tiến tới mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường.
Nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng, để chấm dứt sự phụ thuộc vào các nhiên liệu hóa thạch, chúng ta cần phải đầu tư vào các giải pháp năng lượng ít phát thải carbon hoặc ít gây ô nhiễm. Các nguồn năng lượng như năng lượng gió, năng lượng Mặt trời, thủy điện nhỏ và năng lượng địa nhiệt là các giải pháp ưu việt hơn sử dụng than trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của thế giới. Theo PGS-TS Hồ Quốc Bằng, Trưởng phòng Quản lý ô nhiễm và biến đổi khí hậu - Viện Môi trường và Tài nguyên (Đại học quốc gia TPHCM, sử dụng dầu diesel trong động cơ xe cũng như sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch trong hoạt động công nghiệp, xây dựng... đã thải ra môi trường một lượng lớn các loại khí độc như NOx, SO2, CO2... Những khí này đã và đang gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người thậm chí gây tử vong. Việc chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo được xem là giải pháp cấp bách hiện nay. Bên cạnh đó, phát triển năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả còn góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu và mang lại những cơ hội, lợi ích kinh tế mới. Có thể thấy rằng, với những kế hoạch như kêu gọi tiết kiệm năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch và đặc biệt là kêu gọi sử dụng xăng sinh học E5, Chính phủ Việt Nam đã và đang rất nỗ lực trong việc giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, tiến tới mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường.