Hành động đến từ nhận thức

Mỗi phút chúng ta mua 1 triệu chai nhựa. Mỗi năm thế giới sử dụng 500 tỷ túi ni lông. 50% vật dụng nhựa chúng ta sử dụng là loại dùng 1 lần.

Liên hiệp quốc lấy chủ đề cho ngày Môi trường thế giới 5-6-2018 là “Chống lại ô nhiễm chất thải nhựa - Nếu bạn không tái sử dụng thì hãy từ chối sử dụng”. 

Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững được Đại hội đồng LHQ thông qua từ năm 2015 cũng đưa ra một kế hoạch hành động gồm 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), 169 chỉ tiêu cụ thể, trong đó có những mục tiêu liên quan nhiều đến vấn đề rác thải nhựa trên biển nói riêng và toàn cầu nói chung.

Từ năm 1950 đến nay, thế giới đã sản xuất ra hơn 9 tỷ tấn nhựa. Một nghiên cứu mới đây theo dõi tình hình sản xuất và phân phối nhựa trên toàn thế giới đã phát hiện ra rằng, chỉ có 2 tỷ tấn nhựa đang được con người sử dụng còn hơn 7 tấn nhựa còn lại đang tồn tại khắp nơi dưới dạng rác thải trong các bãi chôn lấp rác, dưới dạng rác tái chế, hay thậm chí còn là những tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất đai và biển cả. Theo số liệu thống kê trong vòng 30 năm trở lại đây, chúng ta đã tạo ra phân nửa số rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường.

Tất nhiên, không thể nào phủ nhận tính tiện ích của loại vật liệu này đối với đời sống con người, khi mà nhựa gần như gắn liền với mọi mặt của cuộc sống hiện đại: các bao bì tại siêu thị, làm vỏ chai nước, làm ống hút... Nhưng tốc độ phát triển đáng báo động của rác thải nhựa có lẽ sẽ khiến không ít người giật mình, khi mà con số này đã tăng từ 1% lên thành 10% chỉ trong chưa đầy 50 năm. Sự tiện dụng cũng khiến con người đang trở nên quá phụ thuộc vào vật dụng nhựa dùng 1 lần gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến môi trường. Mỗi phút chúng ta mua 1 triệu chai nhựa. Mỗi năm thế giới sử dụng 500 tỷ túi ni lông. 50% vật dụng nhựa chúng ta sử dụng là loại dùng 1 lần.

Hiện có rất nhiều công cụ, biện pháp khác nhau đã được áp dụng để kiểm soát chất thải nhựa, có thể tác động vào nhiều giai đoạn khác nhau trong vòng đời của sản phẩm nhựa, từ trước khi sản xuất cho đến sau khi trở thành chất thải. Trong các biện pháp về kiểm soát chất thải nhựa biển, việc sử dụng công cụ chính sách pháp luật là biện pháp quan trọng nhất để làm căn cứ thực hiện các biện pháp khác. Nhiều quốc gia có quy định kiểm soát hàng tiêu dùng ở mức độ bán lẻ, một số quốc gia đã tiến hành kiểm soát đối với các hàng hóa được phép sản xuất. Bên cạnh một số quy định về kiểm soát hàng hóa trong sản xuất và sử dụng, một số nước có chính sách theo hướng tiếp cận tổng thể để giải quyết vấn đề rác thải biển như Nhật Bản đã ban hành riêng một luật về rác thải biển “Luật Khuyến khích xử lý rác thải biển”, hoặc như Hàn Quốc ban hành Luật Quản lý môi trường biển yêu cầu xây dựng kế hoạch tổng thể quản lý rác thải biển. Tuy nhiên, việc thay đổi nhận thức, hành vi của cộng đồng đối với chất thải nhựa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm phòng ngừa, giảm thiểu chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động sản xuất và tiêu dùng, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa thông qua các chương trình giáo dục...

Tin cùng chuyên mục