Được biết như là làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á, làng gốm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đến nay vẫn lưu giữ nguyên vẹn cách làm gốm cổ truyền đặc trưng của người Chăm bản địa. Sự hấp dẫn của làng gốm Bàu Trúc chính là cách chế tác tạo ra sản phẩm tại đây. Gốm làm ra khá đa dạng, hiện nay theo thị hiếu của khách du lịch cũng đã phôi pha ít nhiều truyền thống “chum vại” để cho ra các tượng nhỏ, tháp Poglong Giarai thu nhỏ, Ling và Yoni…
Được biết như là làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á, làng gốm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đến nay vẫn lưu giữ nguyên vẹn cách làm gốm cổ truyền đặc trưng của người Chăm bản địa. Sự hấp dẫn của làng gốm Bàu Trúc chính là cách chế tác tạo ra sản phẩm tại đây. Gốm làm ra khá đa dạng, hiện nay theo thị hiếu của khách du lịch cũng đã phôi pha ít nhiều truyền thống “chum vại” để cho ra các tượng nhỏ, tháp Poglong Giarai thu nhỏ, Ling và Yoni…
Theo giải thích thì gốm Bàu Trúc được làm từ đất sét ven bờ sông Quao. Đất đem về trộn với tỷ lệ cát nhất định, nhào nặn và làm bằng tay. Bàn xoay cũng đơn giản, người thợ phải tự xoay theo thế của món đồ. Sau khi làm ra, gốm được phun màu bằng nước vỏ trái thị, nung bằng lửa rơm, củi chứ không nung trong lò. Do nướng lửa ngoài trời nên lớp men không đồng màu, tạo ra sự độc đáo của thương hiệu gốm Bàu Trúc.