Hoàn thiện mảnh ghép cho tấm "hộ chiếu xanh"

Thế giới đã khác, xuất khẩu không chỉ là cuộc cạnh tranh của giá cả hay chất lượng, mà còn có cuộc đua “nhãn xanh”. Mỗi doanh nghiệp, định chế sẽ là mảnh ghép xanh, liên kết chặt chẽ để hình thành tấm “hộ chiếu xanh” quyền lực, có khả năng thông suốt trước mọi cánh cửa trên thị trường toàn cầu.

Biến nguy thành cơ

Gần những ngày cuối năm, nhịp sản xuất, hoạt động của nhiều doanh nghiệp hối hả hơn. Thời điểm này không chỉ tăng sản xuất để đảm bảo giao hàng đúng thời hạn, mà còn tăng cơ hội tiếp cận đơn đặt hàng cho năm mới.

nen-36-37-3-3060.jpg
Sản phẩm của Công ty Cà Mèn xuất khẩu sang Mỹ. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Anh Nguyễn Đức Nhật Thuận, nhà sáng lập Cà Mèn, hồ hởi chia sẻ: Cà Mèn đã xuất được 3 container cháo bột cá lóc đi Mỹ, với tổng số lượng gần 150.000 gói. Tin vui cuối năm liên tục đến với Cà Mèn khi tiếp nhận thêm nhiều đơn hàng của các đối tác nhập khẩu lớn từ thị trường Canada, Singapore, Australia, New Zealand. Hiện doanh nghiệp đang xúc tiến để ký kết thêm các thị trường mới tiềm năng như Nhật Bản, châu Âu.

Tâm sự về câu chuyện vượt qua rào cản kỹ thuật, trong đó có rào cản xanh ở thị trường khó tính này, anh Nhật Thuận thừa nhận: Gian nan! Cà Mèn khởi đầu với công đoạn sản xuất thủ công nên sản phẩm cũng hạn chế về số lượng lẫn đối tác tiếp nhận. Sau đại dịch, kinh tế suy thoái bồi thêm khiến đơn đặt hàng sụt giảm nghiêm trọng.

“Tôi cùng cộng sự phải tìm hướng đi mới. Chúng tôi tìm đơn vị tư vấn để nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời cải tiến xanh hóa quy trình sản xuất, giảm hoặc tái chế tối đa chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất. Cùng với đó, trực tiếp làm việc với hơn 50 gia đình, hợp tác xã để chuẩn hóa chất lượng nguyên liệu đầu vào. Khâu tiếp cận thị trường chuyển qua tìm đối tác nhỏ hơn có kết hợp liên kết nhiều đối tác trong một đơn hàng vận chuyển để giảm chi phí. Nhờ vậy, cơ hội xuất khẩu đã dần khá lớn”, anh Nhật Thuận chia sẻ.

nen-36-37-2-7545.jpg

Bà Nguyễn Thị Liên, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Quốc tế Phong Phú, chia sẻ bí quyết để “sống sót” trong cuộc cạnh tranh xuất khẩu ngành dệt may đầy khốc liệt chính là sản xuất xanh, thay đổi càng sớm càng tốt. Quá trình chuyển đổi xanh được công ty triển khai từ rất sớm và đã chi hàng trăm tỷ đồng để đầu tư thiết bị, công nghệ sản xuất xanh. Mỗi năm, công ty phải đóng phí 584USD/ nhà máy để sử dụng bộ chỉ số Higg Index do Hiệp hội May mặc bền vững (SAC) xây dựng. Nhờ đó, công ty không bị đứt gãy chuỗi cung ứng vốn xảy ra khốc liệt trong năm 2023.

Muốn đi xa phải đi cùng nhau

Câu chuyện thương mại xanh đã manh nha hình thành khoảng 10 năm trước. Khởi thủy là các nhà nhập khẩu tại những thị trường lớn như Mỹ, châu Âu… luôn khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu cần tiến tới sản xuất sản phẩm xanh, có các quy trình tái chế, tái sử dụng chất thải và giảm thiểu sử dụng năng lượng hóa thạch… Câu chuyện xanh hóa từ trang trại đến bàn ăn nghe thì đơn giản nhưng là một hành trình dài, đòi hỏi doanh nghiệp kiên trì, quyết liệt chuyển đổi.

Có thể thấy, xuất khẩu xanh, phát triển bền vững không còn là bài toán của riêng doanh nghiệp, quốc gia nào. Tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn đã trở thành giải pháp tích cực nhằm giảm phát thải nhà kính, nâng cao năng lực chống chịu và tính sáng tạo của nền kinh tế, hướng tới mục tiêu trung hòa carbon và phát triển bền vững. Xu hướng này đang định hình lại luật chơi mới về thương mại và đầu tư, nếu chần chừ, chúng ta sẽ bị bỏ lại phía sau.

Ông Alex Haigh, Giám đốc điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Brand Finance, khẳng định: Trong sự cạnh tranh toàn cầu, doanh nghiệp muốn đi nhanh thì đi một mình, nhưng muốn đi xa phải đi cùng nhau. Bởi mỗi doanh nghiệp chỉ là một mảnh ghép trong tấm hộ chiếu thông hành cho thương hiệu quốc gia. Muốn tấm hộ chiếu trở nên quyền lực thì phải liên kết với nhau trong phạm vi hiệp hội, quốc gia và toàn cầu n

Tin cùng chuyên mục