Holoportation: Công nghệ giao tiếp 3D thời gian thực

Microsoft Research vừa có màn trình diễn công nghệ Holoportation rất ấn tượng và thú vị. Đoạn clip mô tả màn trình diễn này vừa xuất hiện trên website YouTube đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của mọi người.
Holoportation: Công nghệ giao tiếp 3D thời gian thực

Microsoft Research vừa có màn trình diễn công nghệ Holoportation rất ấn tượng và thú vị. Đoạn clip mô tả màn trình diễn này vừa xuất hiện trên website YouTube đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của mọi người.

Mặc dù, tính đến thời điểm này, công nghệ Holoportation vẫn chưa thể phổ dụng cho mọi người nhưng nó đã cho thấy một sự “tiến hóa” rất mạnh mẽ nếu so với cách giao tiếp phổ biến hiện nay như cuộc gọi video hay FaceTime. Dĩ nhiên, chân trời ứng dụng cho Holoportation vẫn còn rất rộng nếu nó được hoàn thiện.

Có thể hiểu Holoportation một cách đơn giản, Holoportation là công nghệ chụp ảnh 3D các mô hình, nén lại và chuyển đi đến bất kỳ nơi nào trên thế giới, sau đó nó được tái tạo lại với chất lượng cao. Khi kết hợp với màn hình thực tế hỗn hợp như HoloLens, công nghệ này cho phép người dùng xem, nghe và tương tác với những người tham gia từ xa trong môi trường 3D.

Hiện tại, công nghệ này đòi hỏi những chiếc máy quay đặt xung quanh mô hình cả 2 địa điểm cần giao tiếp. Sự tương tác đòi hỏi phải có HoloLens nhưng không thể có dạng tương tác như tiếp xúc, nghe mùi…

Nguyên tắc hoạt động của Holoportation đó là sử dụng những máy ảnh được bố trí phù hợp quanh đối tượng (hay mô hình) ở cả hai nơi cần giao tiếp, những chiếc máy ảnh này sẽ chụp lại và những hình ảnh sẽ được tổng hợp, xử lý để mô tả đúng đối tượng (mô hình) theo không gian 3D. Sau đó, hình ảnh này sẽ được gửi đi đến đầu bên kia ở dạng nén. Tại nơi nhận những hình ảnh này, hình ảnh sẽ được tái tạo lại và xử lý để hiển thị trên HoloLens, dĩ nhiên sẽ kèm theo âm thanh và hoàn toàn ở thời gian thực.

Xem đoạn clip trình diễn kỹ thuật và tìm hiểu về Holoportation tại đây (http://research.microsoft.com/en-us/projects/holoportation/default.aspx).

Mạnh Tuấn (theo Microsoft Research)

Tin cùng chuyên mục