Làm khó dân để nuôi “cò”!

Trong giao dịch dân sự, viết sai tên tuổi là điều tối kỵ nhưng lại rất hay gặp trong thủ tục hành chính. Khi cơ quan Nhà nước lỡ thiếu một dấu khi viết tên của công dân trong hồ sơ giấy tờ, thì người dân lãnh đủ. Họ phải chạy đôn, chạy đáo ngược xuôi để xin cơ quan Nhà nước trả lại tên cho mình.

Trong giao dịch dân sự, viết sai tên tuổi là điều tối kỵ nhưng lại rất hay gặp trong thủ tục hành chính. Khi cơ quan Nhà nước lỡ thiếu một dấu khi viết tên của công dân trong hồ sơ giấy tờ, thì người dân lãnh đủ. Họ phải chạy đôn, chạy đáo ngược xuôi để xin cơ quan Nhà nước trả lại tên cho mình.

Ông P.V. Sảy quê ở Kiên Giang tập kết ra Bắc, do cách nói của địa phương cán bộ viết tên ông thành Sẩy. Vì vậy, trong nhiều loại giấy tờ tùy thân của ông, cán bộ trong Nam thì ghi tên Sảy, còn cán bộ ngoài Bắc thì ghi tên Sẩy. Biết cán bộ sai nhưng ông nghĩ chắc không sao vì ai mà chẳng biết cách nói, cách viết của hai miền khác nhau. Cho đến khi ông làm thủ tục bán nhà, chuyện trớ trêu mới xảy ra. Ông than phiền: “Tôi làm thủ tục bán nhà, cán bộ nhất quyết không xác nhận giấy tờ chỉ vì lý do tên Sảy khác với tên Sẩy. Tôi giải thích do cách nói, cách viết của cán bộ hai miền chứ không phải lỗi do tôi. Nhưng họ bảo tôi về nơi sinh và về quê chứng nhận lại tên thật khi nào xong quay lại giải quyết...”. Để được chứng nhận lại cái tên cúng cơm do cha mẹ đặt ông phải về Kiên Giang rồi bay ra Bắc chứng nhận. Ngặt nỗi, anh cán bộ viết sai đó đã nghỉ hưu, nay sống ở đâu không rõ, còn cán bộ mới viện đủ thứ khó khăn, đẩy nơi này nơi khác, gây khó cho dân. Đang băn khoăn, một cò hành chính mời chào: “Cháu sẽ làm cho ông giấy tờ ngon lành với giá thỏa thuận, nếu ông đồng ý, chỉ trong vòng 3 ngày là xong”. Nghe vậy, ông tặc lưỡi, thà chi phí ít tiền còn hơn phải tốn công sức, mất thời gian mà kết quả không biết thế nào… Quả đúng thế, đúng 3 ngày xong!

Tương tự, ông H.V.B quê Bắc Giang bức xúc: “Sau trận lũ lớn ở ngoài Bắc, gia đình tôi bị lũ cuốn trôi hết nhà cửa, giấy tờ nên phải bồng bế nhau vào Nam sinh sống. Sau hơn 10 năm làm lại từ đầu, gia đình tôi dần dần ổn định đời sống, có nhà ở tại TPHCM. Tôi quay về địa phương làm thủ tục nhập hộ khẩu cho gia đình. Mọi chuyện đều thuận lợi chỉ vướng mỗi đứa con tên Thùy thì cán bộ xã viết sai thành tên Thúy, thế nên nơi ở mới không cho nhập hộ khẩu. Vẫn biết cán bộ nơi mới có lý trong việc hai tên là hai người khác nhau nhưng lỗi này do cán bộ ở nơi cũ viết sai, khi tôi về quê cũ điều chỉnh thị họ né tránh trách nhiệm không chịu sửa sai khiến con tôi gặp nhiều khó khăn trong quá trình xin học, xin việc làm...”. Trường hợp bà N.T. Mỹ cũng chịu “nỗi oan Thị Kính” khi lúc tên Mỹ lúc thì Mĩ trong các giấy tờ tùy thân, nên khi đi làm thủ tục, cán bộ phường không chịu xác nhận vì hai tên khác nhau. Những lúc gặp chuyện gấp, bà Mỹ chỉ còn biết kêu trời, bà đành tìm đến cò giải cứu. Với ít tiền bỏ ra, bà hoàn thành xong giấy tờ như ý!

Kiểu làm khó dân, hành dân như vậy, quả là mảnh đất màu mỡ để nuôi béo cò hành chính.

Minh Yến

Tin cùng chuyên mục