Lãng phí của công còn nhiều

Báo cáo của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc về “Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh, TP năm 2012” đưa ra số liệu đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân với những con số đáng suy ngẫm. Trong đó, 31% người dân cho rằng có tình trạng nhận hối lộ trong dịch vụ y tế; xin việc làm vào các cơ quan nhà nước (29%); cấp giấy chứng nhận nhà, đất (21%); giáo dục (17%); cấp phép xây dựng (16%). Đáng chú ý là 13% người dân tin rằng có sự lãng phí khi sử dụng tiền của của Nhà nước trong cán bộ, công chức thừa hành công vụ. Đánh giá này nếu được tính trên tổng chi ngân sách Nhà nước hàng năm, sẽ thấy mức độ lãng phí phải lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng.

Báo cáo của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc về “Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh, TP năm 2012” đưa ra số liệu đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân với những con số đáng suy ngẫm. Trong đó, 31% người dân cho rằng có tình trạng nhận hối lộ trong dịch vụ y tế; xin việc làm vào các cơ quan nhà nước (29%); cấp giấy chứng nhận nhà, đất (21%); giáo dục (17%); cấp phép xây dựng (16%). Đáng chú ý là 13% người dân tin rằng có sự lãng phí khi sử dụng tiền của của Nhà nước trong cán bộ, công chức thừa hành công vụ. Đánh giá này nếu được tính trên tổng chi ngân sách Nhà nước hàng năm, sẽ thấy mức độ lãng phí phải lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng.

Vậy, lãng phí công ở khu vực Nhà nước phổ biến hiện nay là gì? Trả lời câu hỏi này không khó. Trong đó, người dân dễ thấy nhất là tình trạng cán bộ, công chức ở nhiều cơ quan hành chính làm việc chưa hết trách nhiệm của mình (chơi nhiều hơn làm), sử dụng quá mức nguồn lực cung cấp khi thực thi công vụ (dùng xe công không đúng mục đích, lãng phí điện, nước, văn phòng phẩm…), tiếp khách, chi tiêu ngoài quy định, ăn cắp của công… Có cơ quan hành chính cấp phường ở một địa phương nọ có năm chi ra cả trăm triệu đồng cho khoảng gần 30 cán bộ, công chức đi nghỉ mát dưới danh nghĩa kết hợp tổ chức hội nghị cán bộ công chức; có doanh nghiệp công ích một tháng tiếp hơn 10 đoàn đến tham quan, hội họp, học tập kinh nghiệm và… kiểm tra việc sử dụng quỹ lương của đơn vị. Kinh phí chi cho các đoàn này là không nhỏ và chắc chắn được lấy từ ngân sách Nhà nước.

Chúng ta đều biết, nguồn ngân sách Nhà nước được hình thành chủ yếu từ thuế do người dân đóng góp. Thế nhưng, rất ít cơ quan hành chính Nhà nước ở các cấp, các ngành có quy chế giám sát và công khai các khoản chi tiêu, mua sắm tài sản công từ ngân sách Nhà nước để người dân được biết. Hay việc thực hiện trách nhiệm giải trình công vụ của cán bộ công chức trước dân về mức độ hoàn thành công việc, kết quả thực thi công vụ đến đâu, chi phí cho nguồn lực, nhân lực như thế nào…, cũng rất ít nơi chấp hành. Từ đó, làm cho tính minh bạch trong sử dụng tài sản công và kết quả công vụ không được đánh giá một cách xác đáng, không thấy được tính hiệu quả mà tiền của của Nhà nước và người dân bỏ ra đến đâu. Nếu không chấn chỉnh việc này, việc lãng phí tại các cơ quan hành chính Nhà nước sẽ không thể kiểm soát nổi và còn gia tăng trong những năm tới.

HOÀI NAM

Tin cùng chuyên mục