(SGGPO).- Sáng 13-12, thầy Nguyễn Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Trung Trực (Tân An, Long An) cho biết: “Đến chiều tối hôm qua 12-12, vụ ngộ độc ở trường THCS Nguyễn Trung Trực chỉ còn 10 em nằm lại bệnh viện để tiếp tục theo dõi. Số em khác có dấu hiệu hồi phục sức khỏe tốt nên được cha mẹ đưa về nhà”. Cũng theo thầy Dũng, sau khi vụ ngộ độc xảy ra, nhiều phụ huynh đến xin cho con nghỉ học buổi chiều để đưa con về nhà chăm sóc, dù các em này chỉ bị ảnh hưởng nhẹ. Hiện cơ quan chức năng đã lấy mẫu thức ăn để xét nghiệm làm rõ nguyên nhân gây ra vụ ngộ độc này.
Theo thầy Dũng, trưa 12-12, sau khi ăn cơm trưa tại trường, gần 100 học sinh lớp 4, lớp 5 của Trường tiểu học Nguyễn Trung Trực (TP Tân An, Long An) có biểu hiện buồn nôn, rồi đau bụng, chóng mặt. Trước biểu hiện bất thường này, 65 em có dấu hiệu nặng được nhà trường tức tốc chuyển đến bệnh viện cấp cứu, còn hàng chục em khác có dấu hiệu nhẹ hơn thì được cha mẹ đón về nhà.
Thầy Nguyễn Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Trung Trực, cho biết: “Đến chiều ngày 12-12, chỉ còn 10 em nằm lại bệnh viện để tiếp tục theo dõi. Số em khác có dấu hiệu hồi phục sức khỏe tốt nên được cha mẹ đưa về nhà”. Cũng theo thầy Dũng, sau khi vụ ngộ độc xảy ra, nhiều phụ huynh đến xin cho con nghỉ học buổi chiều để đưa con về nhà chăm sóc, dù các em này chỉ bị ảnh hưởng nhẹ. Hiện cơ quan chức năng đã lấy mẫu thức ăn để xét nghiệm làm rõ nguyên nhân gây ra vụ ngộ độc này. Theo nguồn tin ban đầu, “thủ phạm” gây ra vụ ngộ độc này có thể là hơi keo silicon có bên trong lò hấp cơm của bếp ăn tại trường.
Theo tường trình của bà Bùi Thị Thơ, Tổ trưởng tổ cấp dưỡng bếp ăn của nhà trường, mỗi ngày bếp ăn này cung cấp hơn 1.000 suất ăn cho học sinh và giáo viên. Thực đơn trưa 12-12 gồm cơm, chả chiên, canh súp thịt heo. Lúc ăn, có nhiều học sinh nói là cơm bị hôi, khó ăn. Một lúc sau, thì nhiều em học sinh khối lớp 4 và 5 kêu là bị đau bụng, buồn nôn… Cũng theo bà Thơ, lò hấp cơm của căn tin có 2 ngăn, mỗi ngăn 8 tầng. Lò hấp này được nhà trường đưa vào bếp ăn từ năm 2012, và do DNTN Mười Kiềm (TP Tân An) cung cấp. Ngày 9-12, đáy lò hấp cơm này bị thủng, chảy nước xuống nền nên nhân viên của DNTN Mười Kiềm đến sửa chữa, bịt lỗ thủng. Trong hai ngày 10 và 11, lò hoạt động bình thường, nhưng đến trưa 12-12 thì đã xảy ra sự cố.
“Có thể lỗ thủng của lò hấp cơm được các nhân viên của doanh nghiệp Mười Kiềm phun keo silicon để bịt lại. Sau hai ngày chịu nhiệt độ cao nên keo tan chảy và bốc hơi, gây ra vụ ngộ độc này. "Chỉ có các em học sinh khối 4 và 5 ăn cơm sau cùng nên dùng cơm của những tầng sát đáy lò nên bị ngộ độc”, bà Thơ phỏng đoán.
ĐĂNG NGUYÊN