Đại diện Samsung cho biết, hiện SEHC có gần 7.000 lao động và sản phẩm sản xuất là màn hình, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy hút bụi. Kim ngạch xuất khẩu của Samsung tại Việt Nam cũng không ngừng tăng lên. Chỉ tính quý 3-2017, kim ngạch xuất khẩu của Samsung Việt Nam đạt 2 triệu USD. Chính yếu tố này đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của Samsung. Tỷ lệ cung ứng nội địa của Samsung tại Việt Nam tăng từ 34% vào năm 2014 lên đến 57% hiện tại. Samsung đang phấn đấu tăng số lượng doanh nghiệp cung ứng nội địa tại Việt Nam lên 500 doanh nghiệp vào năm 2020. Riêng tại triển lãm, Samsung cũng đặt mục tiêu lựa chọn 30 doanh nghiệp để liên doanh chuyển giao công nghệ tham gia vào chuỗi cung ứng Samsung.
Nhìn nhận về vấn đề này, ông Lê Hoài Quốc, Trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao (KCNC) TPHCM cho biết, Samsung là nhà đầu tư lớn nhất với 2 tỷ USD và hiện đã giải ngân hơn 50%. Chuỗi cung ứng nội địa được xác định chính là nền tảng để thu hút và giữ chân nhà đầu tư FDI. Do vậy, KCNC liên tục điều chỉnh quy hoạch và cơ chế hỗ trợ để đáp ứng yêu cầu phát triển chuỗi cung ứng nội địa cho các doanh nghiệp trong nước lẫn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) nói chung và Samsung nói riêng.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp tham dự triển lãm cho rằng, để đáp ứng tiêu chí trở thành nhà cung ứng cho Samsung không phải dễ. Theo đó, có các điểm yếu mà doanh nghiệp phải khắc phục là cải thiện hiệu suất, quy trình sản xuất. Theo đó, phải giảm thời gian sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và tỷ lệ hàng lỗi phải giảm xuống còn dưới 1%. Thời gian lưu kho cho sản phẩm cũng phải giảm. Đặc biệt phải giao hàng đúng thời gian. Đại diện Công ty Cơ khí Duy Khanh cho rằng, những yếu tố quy trình, năng suất sản xuất… đều có thể khắc phục nhưng giao hàng đúng giờ trong bối cảnh tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng tại thành phố là rất khó khăn. Do vậy, nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng dịch chuyển đầu tư về KCNC để thuận lợi hơn trong việc cải thiện năng lực sản xuất, từng bước đạt tiêu chí trở thành nhà cung ứng toàn cầu.
Nhìn nhận về vấn đề này, ông Lê Hoài Quốc, Trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao (KCNC) TPHCM cho biết, Samsung là nhà đầu tư lớn nhất với 2 tỷ USD và hiện đã giải ngân hơn 50%. Chuỗi cung ứng nội địa được xác định chính là nền tảng để thu hút và giữ chân nhà đầu tư FDI. Do vậy, KCNC liên tục điều chỉnh quy hoạch và cơ chế hỗ trợ để đáp ứng yêu cầu phát triển chuỗi cung ứng nội địa cho các doanh nghiệp trong nước lẫn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) nói chung và Samsung nói riêng.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp tham dự triển lãm cho rằng, để đáp ứng tiêu chí trở thành nhà cung ứng cho Samsung không phải dễ. Theo đó, có các điểm yếu mà doanh nghiệp phải khắc phục là cải thiện hiệu suất, quy trình sản xuất. Theo đó, phải giảm thời gian sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và tỷ lệ hàng lỗi phải giảm xuống còn dưới 1%. Thời gian lưu kho cho sản phẩm cũng phải giảm. Đặc biệt phải giao hàng đúng thời gian. Đại diện Công ty Cơ khí Duy Khanh cho rằng, những yếu tố quy trình, năng suất sản xuất… đều có thể khắc phục nhưng giao hàng đúng giờ trong bối cảnh tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng tại thành phố là rất khó khăn. Do vậy, nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng dịch chuyển đầu tư về KCNC để thuận lợi hơn trong việc cải thiện năng lực sản xuất, từng bước đạt tiêu chí trở thành nhà cung ứng toàn cầu.