Đà Nẵng vừa trải qua trận mưa, lũ khủng khiếp, nhấn chìm cả thành phố trong biển nước. Có chuyên gia cho rằng phải đến 500 năm mới có trận mưa như vậy. Nay đến lượt tỉnh Thừa Thiên - Huế lại dầm mình trong cơn lũ lịch sử. Mưa lũ đi qua gây thiệt hại nặng nề về tài sản đối với người dân TP Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế. Phố phường, nhà cửa, làng mạc ngổn ngang...
Trong cơn mưa lũ, người dân giúp nhau thoát vùng trũng thấp để đến nơi an toàn. Tại những nơi ngập sâu, người dân bị mắc kẹt trong lũ chảy xiết lên mạng xã hội, điện thoại kêu cứu trong đêm. Vì tính mạng đồng bào, chính quyền địa phương, các lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ đã bất chấp hiểm nguy. Trong hoạn nạn thiên tai, tình nghĩa quân - dân thêm gắn kết, giúp nhau vượt qua khó khăn.
Lội nước cứu dân tại phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng lúc 2 giờ ngày 15-10
Ngày 15-10, người dân TP Huế phải dùng thuyền đi lại
Ô tô chết máy nằm ngổn ngang trên đường Lê Duẩn (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng)
Quốc lộ 1A đoạn qua đèo Hải Vân (phía Đà Nẵng) bị chia cắt hoàn toàn do đất đá sạt lở vùi lấp
Lực lượng vũ trang cứu người dân bị nước lũ bao vây tại quận Liên Chiểu, Đà Nẵng
Lực lượng chức năng sơ tán người tàn tật tại quận Hải Châu, Đà Nẵng
Lãnh đạo phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng trao tiền hỗ trợ khẩn cấp của Báo SGGP cho gia đình cháu Võ Huỳnh Nguyễn Thảo
Giao thông đường bộ Bắc - Nam lâu nay chỉ có hai tuyến đường chính là đường sắt và quốc lộ 1A. Vì vậy, tuyến cao tốc Bắc - Nam mang đến sự hy vọng cho người dân khắp mọi miền đất nước, “chia lửa” cho tuyến đường sắt và quốc lộ 1A.
Liên quan đến vụ “Người đàn ông bị hành hung vì một con chó ở chung cư tại quận 7” như Báo SGGP đã thông tin, ngày 7-2, Văn phòng UBND TPHCM đã có văn bản chỉ đạo giao UBND quận 7 chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan khẩn trương xác minh, xử lý nghiêm vụ việc.
Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức buổi giao lưu trực tuyến "Xét tuyển vào đại học: Lựa chọn và đăng ký thế nào để trúng tuyển đúng nguyện vọng?" vào lúc 9 giờ đến 11 giờ ngày 12-7.