Mưu sinh vùng càng mùa nước nổi

Quảng Trị là vùng đất chịu sự tàn phá của bom đạn chiến tranh. Nhiều người thường ví von, gió Lào và cát trắng là 2 món "đặc sản" để nói về sự khắc nghiệt của thiên nhiên, khiến cuộc sống mưu sinh của người dân nơi đây hết sức nhọc nhằn, cơ cực. 

Nhưng bù lại, thiên nhiên cũng đã ban tặng Quảng Trị nhiều sản vật tự nhiên. Ngày nay, những sản vật đó đã và đang góp phần giúp người dân vươn lên ổn định cuộc sống.

Huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị) hiện có 7 càng (xóm nhỏ): càng Cây Gia, càng Hưng Nhơn, càng Hưng Thơ, càng Mỹ Chánh, càng Hội Điền… Đây là những xóm nhỏ nằm biệt lập so với thôn (làng) giữa cánh đồng. Vào mùa nước nổi, nước lũ từ sông Ô Lâu dâng cao, nhấn chìm ruộng vườn, biến vùng càng thành những “ốc đảo” nằm trơ trọi giữa vùng biển nước mênh mông. Ngày trước, muốn vào càng phải đi bằng ghe, nay đã có các trục đường bê tông thuận tiện vào tận các càng.

Mùa nước nổi bắt đầu từ khoảng đầu tháng 8 đến tháng 12 (dương lịch) khi nước lũ đổ về, mực nước từ các con sông dâng lên, là lúc người dân nơi đây khép lại chuyện đồng áng.

Người dân vùng càng từ lâu đã sống hòa thuận với con nước. Khi lũ về, nước dâng cao. Là vùng đất trũng, nên trên những cánh đồng, nước lũ dâng lên không rút ngay mà cứ âm ỉ từ ngày này qua ngày khác, mang theo phù sa trù phú, màu mỡ bồi đắp cùng lượng lớn cá, tôm mà người dân nơi đây gọi là “lộc trời” ban tặng.

Mưu sinh vùng càng mùa nước nổi ảnh 2 Mỗi khi mùa nước đến, người dân vùng càng lại rộn ràng chuẩn bị ngư cụ công cho việc đánh bắt thủy sản.
Mưu sinh vùng càng mùa nước nổi ảnh 3 Trên cánh đồng nước mênh mông, phương tiện là ghe thuyền, cùng ngư cụ lưới, câu, lờ, được người dân sử dụng để đánh bắt cá, tép, lươn, ếch, cua, ốc…
Mưu sinh vùng càng mùa nước nổi ảnh 4 Vào mùa nước nổi, từ người nông dân vùng càng bỗng chốc trở thành những ngư dân thứ thiệt. Toàn vùng hiện có đến vài trăm hộ đánh bắt thủy sản.

Bà Lê Thị Thúy (52 tuổi, trú càng An Thơ, xã Hải Hòa, huyện Hải Lăng) cho biết: "Gia đình tôi đã gần 30 năm làm nghề thả lưới mỗi khi tới mùa mưa lũ, nước dâng. Nghề này giúp chúng tôi kiếm thêm nguồn thu nhập để trang trải cho cuộc sống, mỗi ngày có thể thu nhập từ 200 đến 300 ngàn đồng từ việc đánh bắt cá, tôm".

Mưu sinh vùng càng mùa nước nổi ảnh 5 Niềm vui của người dân khi đánh bắt cá tôm, món quà mà thiên nhiên ban tặng
Mưu sinh vùng càng mùa nước nổi ảnh 6 Cá được đánh bắt đa dạng, phong phú: cá lúi, cá gáy, cá rô phi, cá dét, cá lóc, chạch...

Gần đó, ông Trần Bình (57 tuổi) chia sẻ: “Nghề chính của người dân nơi đây là làm ruộng, trồng lúa, thả lưới đánh bắt cá là nghề phụ, vì tới mùa mưa lũ, nước dâng ngập hết cánh đồng nên không có đất canh tác. Mỗi ngày, bắt đầu từ 4 giờ sáng, 2 vợ chồng tôi thức dậy đi thả lưới đến khoảng 4 giờ chiều thì về. Cá, tôm, ốc đánh bắt được được bán ở phiên chợ sáng và chợ chiều ngay tại địa phương, thu nhập cũng được vài trăm. Đầu mùa nước lên thì đánh bắt được nhiều hơn, có khi được tiền triệu, đời sống kinh tế gia đình cũng ổn định hơn".

Mưu sinh vùng càng mùa nước nổi ảnh 7 Bữa cơm trưa vội vàng giữa mênh mông sóng nước để kịp thu lưới cho phiên chợ chiều
Mưu sinh vùng càng mùa nước nổi ảnh 8 Ngoài những sản vật trên, trong nhiều năm trở lại đây, chuột đồng cũng được người dân đánh bắt, được chế biến thành nhiều món khác nhau và dần đã trở thành món ăn đặc sản mùa nước nổi nơi đây.

Tin cùng chuyên mục