Nơi đó có hàng loạt cao ốc và cửa hàng nên ô tô dừng đậu lên, xuống hàng, ra vào cao ốc tấp nập lấn hết đường đi. Mệt nhất là khi gặp ô tô tải nhỏ chở hàng cho các cửa hàng ở đấy. Những xe này phải đậu ít nhất 20 - 40 phút mới giao hàng xong. Hậu quả, xe gắn máy 2 bánh chẳng còn đường đi. Đã vậy, ô tô ra vào cao ốc liên tục. Tài xế của những chiếc xe này rất hiếm khi nhường đường cho người đi xe 2 bánh. Họ cứ “lù lù” điều khiển xe từ trong cao ốc “đâm” thẳng ra đường, bất chấp có đi được không. Những lúc gặp ô tô đang lưu thông, không tiến tới được, những ô tô đi trong cao ốc ra như “barie” chặn toàn bộ dòng xe chạy từ dưới lên.
Thế nhưng, những tình huống như vậy không phải là cá biệt ở TPHCM. Trên đường Đồng Khởi, đoạn trước Sở Văn hóa- Thể thao luôn có nhiều ô tô dừng, đậu bên đường. Những chiếc xe này chờ chủ nhân hoặc hành khách của mình vào làm việc trong các cao ốc gần đó. Có xe đậu chỉ 15 phút, nhưng cũng có xe đậu hàng tiếng đồng hồ. Nhiều tài xế của những chiếc xe này trong thời gian chờ đợi nằm dài trên ghế, gác chân lên ô cửa, nhìn rất mất thẩm mỹ. Vào những ngày oi ả, dòng xe trên đường phải nhích từng centimet trong khi các tài xế này nằm “vểnh” chân lên như vậy, người đi đường rất dễ bức xúc.
Có đến khoảng 70% đường của TPHCM có chiều rộng mặt đường nhỏ hơn hoặc bằng 7m. Đây là kích cỡ mà chỉ cần có một xe dừng, đậu là có thể “bít” hết đường đi của những chiếc xe khác. Mặt khác, TPHCM đang đầu tư nhiều cho vận tải hành khách công cộng. Việc để cho xe cá nhân “ung dung” dừng, đậu trên đường như vậy không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến các phương tiện giao thông khác mà còn đặc biệt ảnh hưởng xấu đến việc đi lại của xe buýt - loại phương tiện phải thường xuyên ra vào sát vỉa hè để đưa, đón khách. Thiết nghĩ, TPHCM nên nghiên cứu lại việc cho ô tô dừng, đậu hiện nay ở hầu hết các tuyến đường trên địa bàn TP. Đường nào nhỏ, nhất định không cho xe dừng, đậu. Đối với những xe tải nhỏ cần chở hàng hóa vào nội thành, chỉ nên cho hoạt động vào ban đêm để không ảnh hưởng xấu đến giao thông.
Thế nhưng, những tình huống như vậy không phải là cá biệt ở TPHCM. Trên đường Đồng Khởi, đoạn trước Sở Văn hóa- Thể thao luôn có nhiều ô tô dừng, đậu bên đường. Những chiếc xe này chờ chủ nhân hoặc hành khách của mình vào làm việc trong các cao ốc gần đó. Có xe đậu chỉ 15 phút, nhưng cũng có xe đậu hàng tiếng đồng hồ. Nhiều tài xế của những chiếc xe này trong thời gian chờ đợi nằm dài trên ghế, gác chân lên ô cửa, nhìn rất mất thẩm mỹ. Vào những ngày oi ả, dòng xe trên đường phải nhích từng centimet trong khi các tài xế này nằm “vểnh” chân lên như vậy, người đi đường rất dễ bức xúc.
Có đến khoảng 70% đường của TPHCM có chiều rộng mặt đường nhỏ hơn hoặc bằng 7m. Đây là kích cỡ mà chỉ cần có một xe dừng, đậu là có thể “bít” hết đường đi của những chiếc xe khác. Mặt khác, TPHCM đang đầu tư nhiều cho vận tải hành khách công cộng. Việc để cho xe cá nhân “ung dung” dừng, đậu trên đường như vậy không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến các phương tiện giao thông khác mà còn đặc biệt ảnh hưởng xấu đến việc đi lại của xe buýt - loại phương tiện phải thường xuyên ra vào sát vỉa hè để đưa, đón khách. Thiết nghĩ, TPHCM nên nghiên cứu lại việc cho ô tô dừng, đậu hiện nay ở hầu hết các tuyến đường trên địa bàn TP. Đường nào nhỏ, nhất định không cho xe dừng, đậu. Đối với những xe tải nhỏ cần chở hàng hóa vào nội thành, chỉ nên cho hoạt động vào ban đêm để không ảnh hưởng xấu đến giao thông.