Ngôi trường của người cựu chiến binh

Hai lần tình nguyện hiến 1.000m² đất mặt tiền trị giá hàng trăm triệu đồng để xây dựng trường cho con em nghèo vùng sâu đi học. Nhiều người lời ra tiếng vào cho rằng ông cựu chiến binh Nguyễn Văn Tha “chơi nổi”. Bộc trực, nhân hậu, ông Tha thổ lộ: “Tiền ai chẳng cần, nhưng có những cái có tiền chưa chắc mua được, đó là tri thức. Chăm lo cho sự nghiệp “trồng người” là trách nhiệm của cộng đồng xã hội”.
Ngôi trường của người cựu chiến binh

Hai lần tình nguyện hiến 1.000m² đất mặt tiền trị giá hàng trăm triệu đồng để xây dựng trường cho con em nghèo vùng sâu đi học. Nhiều người lời ra tiếng vào cho rằng ông cựu chiến binh Nguyễn Văn Tha “chơi nổi”. Bộc trực, nhân hậu, ông Tha thổ lộ: “Tiền ai chẳng cần, nhưng có những cái có tiền chưa chắc mua được, đó là tri thức. Chăm lo cho sự nghiệp “trồng người” là trách nhiệm của cộng đồng xã hội”.

Trường mẫu giáo Hiệp Mỹ Đông được xây dựng trên diện tích 450m² do ông Nguyễn Văn Tha (bìa phải) hiến đất.

Trường mẫu giáo Hiệp Mỹ Đông được xây dựng trên diện tích 450m² do ông Nguyễn Văn Tha (bìa phải) hiến đất.

Sinh ra và lớn lên ở đất nghèo xã Hiệp Mỹ Đông anh hùng, địa phương giàu truyền thống cách mạng và hiếu học của huyện Cầu Ngang (Trà Vinh). Năm 1964, chàng thanh niên Nguyễn Văn Tha (SN 1947) tình nguyện gia nhập bộ đội địa phương khi mới tròn 17 tuổi. Gan dạ, dũng cảm, dù bị địch bắt tù đày nhưng ông kiên cường không khai báo đồng đội nên bị địch hành hạ dã man.

Năm 1972, do những trận đòn roi “thừa chết thiếu sống” của kẻ thù, sức khỏe yếu, ông xuất ngũ về công tác địa phương. Đất nước thống nhất trong bộn bề khó khăn, ai cũng nghèo khó, nhưng với ý chí “Bộ đội Cụ Hồ”, không cam chịu đói nghèo, ông và vợ bắt tay khai phá đồng hoang ấp Khúc Ngay, thuộc cánh đồng Tây, xã Hiệp Mỹ Đông để trồng lúa, trồng màu, nuôi tôm sú… Chí thú làm ăn nên cuộc sống gia đình ngày càng ổn định.

Ông kể, hồi trước do chiến tranh, nghèo khó nên thất học. Nay đất nước đổi mới, thấy con em thiếu cái chữ, muốn đi học phải đến trung tâm xã xa mấy cây số nên ông tự nguyện 2 lần hiến đất xây trường tiểu học và trường mẫu giáo. Mảnh đất giá trị trên 200 triệu đồng.

Là xã nghèo vùng sâu, trước đây, trường xa nhà, đường giao thông cách trở, lầy lội nên 7 đứa con ông đều dở dang việc học. Thấm thía nỗi đau khát chữ, năm 1996 ông hiến 500m² đất cho Nhà nước cất trường tiểu học; đến năm 2011, thấy phụ huynh các cháu bậc học mầm non đưa rước con em đi học xa quá, ông lại tình nguyện hiến thêm miếng đất mặt đường hơn 450m² để mở điểm trường mẫu giáo.

Có đất xây trường nhưng khổ nỗi xã nghèo, ngành giáo dục thì không có kinh phí, nhân dân trong xã không có khả năng đóng góp… ông lại lặn lội lên TPHCM nhờ người em họ, vận động các nhà hảo tâm đóng góp được 225 triệu đồng xây trường mẫu giáo. Một số đơn vị khác tài trợ thêm 150 triệu đồng làm hàng rào, sân trường... Đầu tháng 11-2012, trường mẫu giáo ấp Khúc Ngay khánh thành trước sự vui mừng của hơn 100 hộ dân đang sống ở khu vực cánh đồng Tây. 

ĐÌNH CẢNH

Tin cùng chuyên mục