Người viết nhạc kịch Nhà thờ Đức Bà Paris phiên bản Việt

Đầu năm mới 2014, công chúng yêu nghệ thuật TPHCM có dịp thưởng thức tác phẩm kinh điển của nhà văn Pháp Victor Hugo qua thể loại nhạc kịch bằng phiên bản tiếng Việt. Sau hơn một năm khổ luyện, vào hai đêm 13 và 14-1-2014, tại Nhạc viện TPHCM, vở nhạc kịch Nhà thờ Đức Bà Paris (tác giả âm nhạc và kịch bản: Vũ Huy Tiến; đạo diễn: Lê Quân và Phan Điền; với sự tham gia của các nghệ sĩ: NSƯT Duy Tân, NSƯT Cao Minh và các ca sĩ Thanh Hiếu, Phi Sơn, Phương Trinh, Thanh Huyền, Phan Hoàng… sẽ ra mắt giới mộ điệu.
Người viết nhạc kịch Nhà thờ Đức Bà Paris phiên bản Việt

Đầu năm mới 2014, công chúng yêu nghệ thuật TPHCM có dịp thưởng thức tác phẩm kinh điển của nhà văn Pháp Victor Hugo qua thể loại nhạc kịch bằng phiên bản tiếng Việt. Sau hơn một năm khổ luyện, vào hai đêm 13 và 14-1-2014, tại Nhạc viện TPHCM, vở nhạc kịch Nhà thờ Đức Bà Paris (tác giả âm nhạc và kịch bản: Vũ Huy Tiến; đạo diễn: Lê Quân và Phan Điền; với sự tham gia của các nghệ sĩ: NSƯT Duy Tân, NSƯT Cao Minh và các ca sĩ Thanh Hiếu, Phi Sơn, Phương Trinh, Thanh Huyền, Phan Hoàng… sẽ ra mắt giới mộ điệu.

Các nghệ sĩ tham gia vở nhạc kịch Nhà thờ Đức Bà Paris. Ảnh: KIỀU GIANG

Các nghệ sĩ tham gia vở nhạc kịch Nhà thờ Đức Bà Paris. Ảnh: KIỀU GIANG

Từ Hoa phong lan giữa rừng Trường Sơn...

Là con trai của nhạc sĩ Huy Thư - một nghệ sĩ nổi tiếng của dàn nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam, Huy Tiến sớm chịu ảnh hưởng âm nhạc và con đường nghệ thuật của cha. Và trên bước đường nghệ thuật của mình, anh từng ấp ủ ước mơ làm nhạc kịch.

Tôi gặp Huy Tiến ở Trường Sơn vào năm 1970, vào đúng thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang trong giai đoạn quyết liệt nhất. Lúc ấy Huy Tiến còn rất trẻ, vừa tròn 17 tuổi và theo đoàn nghệ thuật của Đài Tiếng nói Việt Nam vào phục vụ chiến trường. Tiến lên đường cùng cây đàn accocdeon, nhiệm vụ chính là đệm đàn cho các tiết mục của các nghệ sĩ như Trọng Nghĩa (sau này là Giám đốc Nhà hát Ca - Múa - Nhạc Thăng Long), Huy Túc, Văn Sáu, Thu Minh, Kim Khuyên, Bích Hậu… cho đến các màn hát song ca, hòa ca, nhạc cảnh… Suốt cả buổi diễn, hầu như Tiến có mặt trên sân khấu, đệm đàn liên tục không ngưng nghỉ. Không những thế, người diễn viên trẻ này còn băng rừng lội suối, đội bom đội đạn… đi khắp các trận địa, chiến hào để biểu diễn phục vụ chiến sĩ. Anh không hề bỏ một buổi biểu diễn nào, không hề khước từ một trọng điểm bom đạn nào dù ác liệt đến mấy. Ở đâu có chiến sĩ là có tiếng đàn, tiếng hát của anh và đồng đội.

Một điều bất ngờ hơn, một lần ở Nọong Hét, đã nửa đêm mà Huy Tiến còn dựng tôi dậy, hát tôi nghe một aria trong vở nhạc kịch anh đang sáng tác. Tôi thực sự… choáng bởi trong thời điểm bận rộn, mệt mỏi và ác liệt đến như vậy mà người nghệ sĩ trẻ này còn thức đêm chong đèn sáng tác, bởi lúc ấy Tiến mới 17 tuổi mà lại đam mê và táo bạo thử sức mình với một thể loại âm nhạc khó như vậy. Thế mà, giữa rừng Trường Sơn, trong bom đạn ác liệt, đói rét, anh đã viết và đặt tên vở nhạc kịch là Hoa phong lan giữa rừng Trường Sơn với nhân vật chính là ba người lính trẻ từ thủ đô lên đường ra mặt trận với những khúc quân hành rộn rã, một nữ thanh niên xung phong hy sinh ở một trọng điểm với một khúc aria nhớ về quê mẹ như thiêu đốt lòng người.

Đến nhạc kịch Nhà thờ Đức Bà Paris

43 năm đã trôi qua kể từ ngày ấy. Tôi không có dịp được chứng kiến vở nhạc kịch năm xưa được hoàn thiện, nhưng tôi vẫn biết chắc một điều: người nghệ sĩ từng tha thiết với mộng ước viết nhạc kịch ngày ấy, dẫu sau này cuộc sống có nhiều lúc thăng trầm thì anh vẫn bám đuổi, vẫn thiết tha với nó, để rồi hôm nay anh đã khá toại nguyện khi hoàn thành xuất sắc vở nhạc kịch Nhà thờ Đức Bà Paris.

Chọn một cốt truyện kinh điển vốn quen thuộc với cả thế giới, nhạc sĩ Vũ Huy Tiến muốn chuyển tải những cảm xúc, những thông điệp về tình yêu - đề tài không bao giờ xưa cũ. Anh không chuyển dịch từ phiên bản nhạc kịch từng nổi tiếng mà biên soạn và viết lại hoàn toàn cả phần nhạc lẫn lời. Với vở diễn này, nhạc sĩ mong muốn năm mới, đem lại những ý tưởng mới, tạo nên thói quen thưởng thức nhạc kịch với công chúng trong nước. Vì thế, trong quá trình sáng tác, anh đã kết hợp nhiều phong cách nhạc khác nhau như jazz, blue, pop… để khán giả dễ thưởng thức và các nghệ sĩ cũng dễ trình diễn.

Một tác phẩm được ấp ủ và lao động trong gần 30 năm, đến nay nhạc sĩ Vũ Huy Tiến đã toại nguyện về một tình yêu, một khát vọng từ những tháng năm lửa đạn…

TRƯƠNG NGUYÊN VIỆT

Tin cùng chuyên mục