Từ lâu, khu vực trong sân bay Biên Hòa (phường Tân Phong, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) được coi là nơi bị nhiễm dioxin nặng nhất, lâu nhất và lớn nhất không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Thế nhưng, bất chấp điều đó cũng như những cảnh báo, khuyến cáo từ cơ quan chức năng, hàng ngày, nhiều người vẫn vào hồ trong sân bay đánh bắt cá về chế biến món ăn hoặc đưa ra chợ bán.
Kết quả nghiên cứu dự án “Xử lý dioxin tại các điểm nóng ô nhiễm nặng tại Việt Nam” được thực hiện ở bên ngoài về phía Tây và các hồ trong sân bay Biên Hòa cho thấy, có tới 16 trong tổng số 28 hồ có nồng độ dioxin vượt ngưỡng cho phép, mẫu cao nhất đến hơn 8.000ppt, điển hình như hồ Ông Bình có nồng độ 8.016ppt. Đặc biệt, các hồ mới đào hoặc hồ ở vị trí cao trong sân bay, có mức độ ô nhiễm chất độc hóa học rất nặng.
Theo bà Đào Nguyên, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Đồng Nai, tỉnh đang đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm giúp người dân sống trong vùng ô nhiễm dioxin thấy được thực trạng và cách phòng tránh lây nhiễm chất độc hóa học dioxin. Đối với việc đánh bắt cá trong sân bay Biên Hòa, bà Đào Nguyên cho rằng, các ngành liên quan phải có biện pháp ngăn chặn hiệu quả hơn.
TIẾN THIỀU
Các tin, bài viết khác
-
Nguồn vaccine Covid-19 nào sẽ về Việt Nam trong thời gian tới?
-
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 điều tàu đưa ngư dân vào TP Phú Quốc cấp cứu
-
Tiễn đưa người con ưu tú “xứ dừa” Trương Vĩnh Trọng về đất mẹ
-
Thủ tướng mong muốn Phú Yên đi đầu trong đề án trồng mới 1 tỷ cây xanh
-
Đông đảo người dân đến viếng đồng chí Trương Vĩnh Trọng
-
Quảng Ngãi: Hai người bị đuối nước mất tích ở biển Mỹ Khê
-
Bình Định phát động trồng 1 triệu cây xanh tại khu địa đạo Gò Quánh
-
Quảng Ngãi: Thanh niên phá két sắt trộm hơn nửa tỷ đồng
-
Đề nghị tiếp tục đóng cửa sân bay Vân Đồn đến 6 giờ ngày 3-3
-
Năm 2020, Bamboo Airways lãi trước thuế 400 tỷ đồng