Nợ xấu chưa xử lý vẫn ở mức cao ​

Mặc dù kết quả xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21-6-2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) trong gần 5 năm qua ở mức cao (380.200 tỷ đồng) nhưng nợ xấu chưa xử lý tính đến ngày 31-12-2021 vẫn ở mức cao là 412.670 tỷ đồng. 
Tốc độ xử lý nợ xấu năm 2020 và năm 2021 có xu hướng chậm lại, trong đó xử lý nợ xấu theo hình thức khách hàng tự trả nợ giảm đáng kể
Tốc độ xử lý nợ xấu năm 2020 và năm 2021 có xu hướng chậm lại, trong đó xử lý nợ xấu theo hình thức khách hàng tự trả nợ giảm đáng kể

Mặc dù kết quả xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21-6-2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) trong gần 5 năm qua ở mức cao (380.200 tỷ đồng) nhưng nợ xấu chưa xử lý tính đến ngày 31-12-2021 vẫn ở mức cao là 412.670 tỷ đồng. Đây là thông tin được nêu trong báo cáo số 174/BC-CP của Chính phủ, gửi đến Quốc hội để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 3.

Báo cáo nhận định, trường hợp Nghị quyết số 42 không được tiếp tục thực hiện, số nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 chưa được xử lý (bao gồm số nợ xấu phát sinh mới) dự kiến có thể lên đến mức 430.000 tỷ đồng vào cuối năm 2022 và 443.000 tỷ đồng vào cuối năm 2023.

Sau khi xử lý được khối lượng lớn nợ xấu trong năm 2018, 2019, tốc độ xử lý nợ xấu trong năm 2020 và năm 2021 có xu hướng chậm lại, trong đó xử lý nợ xấu theo hình thức khách hàng tự trả nợ giảm đáng kể do tác động của dịch bệnh Covid-19 đến tình hình tài chính.

Do đó, để tiếp tục thực hiện mục tiêu phấn đấu xử lý và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các TCTD trong thời gian tới là thách thức không nhỏ đối với ngành ngân hàng, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai các giải pháp về xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống các TCTD.

Theo Chính phủ, khi hết hiệu lực thi hành (đến ngày 15-8-2022), toàn bộ cơ chế về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 đang được thực hiện sẽ không được áp dụng, việc xử lý nợ xấu của TCTD sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Việc thiếu hụt cơ chế, chính sách khuyến khích sẽ kéo dài quá trình xử lý nợ xấu, ảnh hưởng đến quá trình cơ cấu lại hệ thống các TCTD, nhất là các TCTD yếu kém.

Để công tác xử lý nợ xấu được triển khai có hiệu quả, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong việc xử lý nợ xấu nói chung và xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 nói riêng, Chính phủ cho biết, trong thời gian tới sẽ tiếp tục chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố tăng cường phối hợp giải quyết những khó khăn, vướng mắc về công tác thực thi, hướng dẫn Nghị quyết số 42.

Cụ thể là hoàn thiện cơ chế tiếp cận thông tin về tình trạng tài sản bảo đảm (TSBĐ). Áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ giao TSBĐ hoặc quyền xử lý TSBĐ tại Tòa án. Thực hiện thứ tự ưu tiên thanh toán nghĩa vụ về thuế đối với số tiền thu được từ xử lý TSBĐ của khoản nợ xấu sau khi trừ chi phí bảo quản, thu giữ và chi phí xử lý TSBĐ. Cùng với đó là xây dựng tiêu chuẩn thẩm định giá khoản nợ và hướng dẫn việc hoàn trả TSBĐ của khoản nợ xấu là vật chứng trong vụ án hình sự theo đề nghị của bên nhận bảo đảm là TCTD…

Đọc nhiều nhất

Cần mạnh tay xả quỹ, kìm giá xăng dầu

Cần mạnh tay xả quỹ, kìm giá xăng dầu

Chiều nay, liên bộ Công thương - Tài chính sẽ điều chỉnh giá xăng dầu bán lẻ ở thị trường nội địa theo quy định. Dự báo, kỳ điều hành này, nếu không chi sử dụng Quỹ bình ổn thì giá xăng dầu sẽ tăng rất mạnh, do giá dầu thế giới có xu thế quay lại mốc 100 USD/thùng, đồng thời tỷ giá USD cũng liên tục tăng.

Ngân hàng - Chứng khoán

Shinhan Life Việt Nam tiếp tục đồng hành cùng bệnh nhi ung thư máu

Vừa qua, Shinhan Life Việt Nam tiếp tục đồng hành cùng Bệnh viện Nhi đồng Thành phố hỗ trợ bệnh nhi ung thư máu có hoàn cảnh khó khăn. Theo đó, doanh nghiệp đã tài trợ 150.000.000 đồng chi phí điều trị và trao tặng hơn 120 phần quà cho bệnh nhi khoa Huyết học lâm sàng nhân dịp Tết Trung thu.

Thị trường

"Tháng vàng ngàn ưu đãi" cùng hệ thống bán lẻ SATRA

Từ ngày 21-9 đến ngày 1-10-2023, hệ thống bán lẻ SATRA thực hiện chương trình khuyến mại "Tháng vàng ngàn ưu đãi" với nhiều sản phẩm giảm giá lên đến 49% và chương trình "Mua hàng giá rẻ với thẻ thành viên Satra Bonus".

Đầu tư

Đà Nẵng là địa phương đầu tiên Samsung phát triển nhà máy thông minh

Trưa 12-9, trong khuôn khổ Hội chợ Triển lãm công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Đà Nẵng 2023, Cục Công nghiệp – Bộ Công Thương và Sở Công Thương TP Đà Nẵng phối hợp cùng Samsung Việt Nam tổ chức ký kết Biên bản ghi nhớ Hợp tác triển khai Dự án phát triển nhà máy thông minh cho doanh nghiệp Việt Nam tại TP Đà Nẵng và Khu vực miền Trung.

Thông tin kinh tế

Doanh nghiệp gỗ của Ý trưng bày tại VietnamWood 2023

Doanh nghiệp gỗ của Ý trưng bày tại VietnamWood 2023

Thương vụ Ý phối hợp cùng Hiệp hội ACIMALL giới thiệu khu vực trưng bày của các doanh nghiệp Ý tại Triển lãm Công nghiệp gỗ quốc tế Việt Nam lần thứ 15 - VietnamWood 2023 từ ngày 20 đến 23-9 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn – SECC (quận 7, TPHCM)
Căn hộ đã bàn giao tại The Origami được khách hàng săn đón

Căn hộ đã bàn giao tại The Origami được khách hàng săn đón

Thời gian gần đây, khách hàng có nhu cầu ở thực tại phía Đông TPHCM đang tích cực săn đón những dự án đã bàn giao để có thể sớm vào ở ngay. Nổi bật trong số đó phải kể đến quỹ căn hộ The Origami (Vinhomes Grand Park, TP Thủ Đức) khi phân khu không chỉ đảm bảo đầy đủ pháp lý mà còn sở hữu những giá trị an cư vượt bậc mang đến chuẩn sống mới cho gia chủ.
Ngân hàng Phát triển Châu Á vinh danh HDBank là Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam 2023

Ngân hàng Phát triển Châu Á vinh danh HDBank là Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam 2023

Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank - mã chứng khoán: HDB) được vinh danh “Leading Partner Bank in Vietnam” - Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam 2023 tại sự kiện Lễ trao giải TSCFP (Trade and Supply Chain Finance Program – Chương trình tài trợ thương mại và chuỗi cung ứng) do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tổ chức tại Singapore.