Nỗi đau không của riêng ai

Nỗi đau không của riêng ai

(SGGP).- Chiến tranh đã lùi xa nhưng hệ lụy đau thương của nó còn nặng nề trên đất nước Việt Nam. Rõ nhất là những nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. Chất độc ấy không chỉ thẩm thấu trong mạch nước ngầm, ngưng đọng trong bùn lầy, đồi cây, vách núi mà nó xâm nhập trong huyết quản, trong nội tạng hàng trăm ngàn người Việt Nam. Những di chứng quái ác ấy còn truyền đời cho nhiều thế hệ – hôm nay và mai sau…

Em Nguyễn Ánh Ngọc, 16 tuổi, tại xã Tam Thôn Hiệp (huyện Cần Giờ), dù không đi đứng được nhưng vẫn đến trường. Em đang học đến lớp 8 trong sự chăm sóc của bà ngoại và mọi người.

Em Nguyễn Ánh Ngọc, 16 tuổi, tại xã Tam Thôn Hiệp (huyện Cần Giờ), dù không đi đứng được nhưng vẫn đến trường. Em đang học đến lớp 8 trong sự chăm sóc của bà ngoại và mọi người.

Trong cuộc chiến tại Việt Nam, Mỹ đã rải xuống 72 triệu lít chất độc hóa học các loại, trong đó có 44 triệu lít chất độc da cam chứa 170kg chất dioxin. Tính ra có khoảng trên 2 triệu người Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp của chất độc này.

Bởi vậy, hơn bao giờ hết, những người Việt Nam và cả nhân loại hãy tiếp tục đấu tranh đòi công lý và ngăn chặn chiến tranh, ngăn chặn tội ác của những kẻ dùng vũ khí hóa học hủy diệt loài người. Với lòng nhân đạo và tình yêu thương cộng đồng, những năm qua các tổ chức và cá nhân đã chung tay giúp đỡ, góp phần xoa dịu nỗi đau. Nỗi đau không của riêng ai.

Vào ngày 6-6 tới đây, tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin TPHCM phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân tổ chức triển lãm ảnh về các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Một lần nữa, sự tàn khốc của chiến tranh, nỗi đau da cam lại gây xúc động lòng người…

Bà Nguyễn Thị Ngọc Phượng (nguyên Giám đốc BV Phụ sản Từ Dũ) thường xuyên đem niềm vui đến cho trẻ em bị di chứng chất độc da cam.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Phượng (nguyên Giám đốc BV Phụ sản Từ Dũ) thường xuyên đem niềm vui đến cho trẻ em bị di chứng chất độc da cam.

Linh mục Phan Khắc Từ - người sáng lập Trung tâm Thiên Phước (huyện Củ Chi) chăm nuôi trẻ em là nạn nhân chất độc da cam.

Linh mục Phan Khắc Từ - người sáng lập Trung tâm Thiên Phước (huyện Củ Chi) chăm nuôi trẻ em là nạn nhân chất độc da cam.

Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ (thứ hai từ phải sang), Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin TPHCM, cùng với những người yêu hòa bình quốc tế đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.

Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ (thứ hai từ phải sang), Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin TPHCM, cùng với những người yêu hòa bình quốc tế đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.

Trẻ bị di chứng chất độc da cam ở Trung tâm Thiên Phước.

Trẻ bị di chứng chất độc da cam ở Trung tâm Thiên Phước.

Ảnh trái: Em Đặng Mộng Ngọc, 18 tuổi, tại xã Tam Thôn Hiệp (huyện Cần Giờ), không đi đứng được, chào khách bằng tư thế này...Ảnh phải: Không phải là đôi bạn già, mà là mẹ con. Chị Nguyễn Thị Hương, 47 tuổi (bên trái), luôn đau đớn bên cạnh mẹ già 75 tuổi tại xã Tam Thôn Hiệp (huyện Cần Giờ).

Ảnh trái: Em Đặng Mộng Ngọc, 18 tuổi, tại xã Tam Thôn Hiệp (huyện Cần Giờ), không đi đứng được, chào khách bằng tư thế này...Ảnh phải: Không phải là đôi bạn già, mà là mẹ con. Chị Nguyễn Thị Hương, 47 tuổi (bên trái), luôn đau đớn bên cạnh mẹ già 75 tuổi tại xã Tam Thôn Hiệp (huyện Cần Giờ).

Phóng sự ảnh của ĐÀO VĂN SỬ

Tin cùng chuyên mục