Kỹ năng này cần phải luyện tập một cách thường xuyên và liên tục cho đến khi thuần thục, đến mức trở thành phản xạ tự nhiên. Sự sống còn của người cần cứu giúp phụ thuộc vào phản ứng và hành động ứng cứu đúng đắn, chứ không phải là những hành động anh hùng kiểu như trong phim ảnh hay dựa vào bản năng vô thức.
Ngoài ra, muốn là người có tinh thần nghĩa hiệp thì nhất định phải có lương tâm và trách nhiệm, có lòng vị tha, sự đồng cảm, yêu thương mọi người.
Trong mỗi gia đình, ngay từ những năm đầu đời của con, cha mẹ cần giáo dục cho con tình cảm yêu thương, sẵn sàng chia sẻ, cảm thông với những người xung quanh. Hãy làm gương cho trẻ thông qua những hành động cụ thể, cũng như những câu chuyện về tinh thần nghĩa hiệp, biết giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. Những nghĩa cử rất nhỏ của cha mẹ (như phụ giúp hàng xóm khi được cậy nhờ, hoặc giúp đỡ người già neo đơn, làm việc thiện…) sẽ là gương để trẻ noi theo, có ý nghĩa hơn hàng ngàn lời rao giảng. Trong nội dung giáo dục ở nhà trường, cần giúp cho học sinh hiểu biết cũng như hình thành cách ứng xử văn hóa trong quan hệ người với người, biết chia sẻ những khó khăn, biết đồng cảm với những nỗi đau của người khác. Cần tăng cường giáo dục kỹ năng sống, thông qua những trải nghiệm thực tế cho học sinh, như giúp đỡ người khuyết tật, thi đua làm việc thiện... Các phương tiện truyền thông cần làm tốt công tác tuyên truyền ý nghĩa thiết thực của các hoạt động từ thiện, nêu những gương người tốt trong chia sẻ, giúp đỡ người khác để củng cố niềm tin trong cộng đồng. Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội người cao tuổi… nên tổ chức thường xuyên các hoạt động hướng vào việc chia sẻ, giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn. Tăng cường tập huấn về kỹ năng sống, trong đó chú trọng các kỹ năng giúp đỡ, bảo vệ người khác.
Trong mỗi gia đình, ngay từ những năm đầu đời của con, cha mẹ cần giáo dục cho con tình cảm yêu thương, sẵn sàng chia sẻ, cảm thông với những người xung quanh. Hãy làm gương cho trẻ thông qua những hành động cụ thể, cũng như những câu chuyện về tinh thần nghĩa hiệp, biết giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. Những nghĩa cử rất nhỏ của cha mẹ (như phụ giúp hàng xóm khi được cậy nhờ, hoặc giúp đỡ người già neo đơn, làm việc thiện…) sẽ là gương để trẻ noi theo, có ý nghĩa hơn hàng ngàn lời rao giảng. Trong nội dung giáo dục ở nhà trường, cần giúp cho học sinh hiểu biết cũng như hình thành cách ứng xử văn hóa trong quan hệ người với người, biết chia sẻ những khó khăn, biết đồng cảm với những nỗi đau của người khác. Cần tăng cường giáo dục kỹ năng sống, thông qua những trải nghiệm thực tế cho học sinh, như giúp đỡ người khuyết tật, thi đua làm việc thiện... Các phương tiện truyền thông cần làm tốt công tác tuyên truyền ý nghĩa thiết thực của các hoạt động từ thiện, nêu những gương người tốt trong chia sẻ, giúp đỡ người khác để củng cố niềm tin trong cộng đồng. Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội người cao tuổi… nên tổ chức thường xuyên các hoạt động hướng vào việc chia sẻ, giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn. Tăng cường tập huấn về kỹ năng sống, trong đó chú trọng các kỹ năng giúp đỡ, bảo vệ người khác.
NGUYỄN VĂN CÔNG
(Giảng viên Tâm lý học Đại học Nguyễn Huệ)
(Giảng viên Tâm lý học Đại học Nguyễn Huệ)