Hình ảnh nữ ca sĩ Q. hai lần xuất hiện trên thảm đỏ Tuần lễ Thời trang Việt Nam xuân hè 2018 với những hình ảnh gây sốc khiến công chúng không khỏi ngán ngẩm khi ranh giới giữa gợi cảm và phản cảm quá ư là mong manh. Đó là những bộ trang phục thiếu vải, xuyên thấu. Thậm chí đã có hành động thay trang phục vô tư trên sân khấu trong ánh mắt ngỡ ngàng của nhiều người. Ngay lập tức, video, hình ảnh của cô ca sĩ này tràn lan trên khắp các trang tin, báo mạng, mạng xã hội. Ngạc nhiên hơn khi tỏ bày trên một tờ báo điện tử, cô khẳng định phong cách của mình là phá cách chứ không phản cảm và chẳng có gì sai!
Câu chuyện trong giới nghệ sĩ (bao gồm cả nam giới) thi nhau tô vẽ bản thân bằng những chiêu trò, trang phục chẳng giống ai vốn chẳng còn xa lạ ở showbiz Việt. Trong cuộc đua khốc liệt ấy, thành công được đo đếm bằng việc hình ảnh của họ có phủ sóng mạng xã hội, các trang tin, đầu báo mạng hay không. Chuyện xấu hay đẹp, gợi cảm hay phản cảm, được dư luận ủng hộ hay phản đối đã không còn quan trọng. Thế nên, bản thân mỗi nghệ sĩ và ê kíp của mình đều cố gắng tìm mọi cách dụng công sao cho thật độc, thật lạ... để “ta là một, là riêng, là thứ nhất”. Kết quả là: từ dắt thú cưng, ăn mặc như không, mặc nội y, cưỡi ngựa, ngồi xích lô, giả gái... lủ khủ kéo nhau lên thảm đỏ.
Nhìn vào làng văn nghệ thế giới, cũng không thiếu những cái tên gây sốc bằng đủ thứ trang phục kỳ dị: Lady Gaga, Miley Cyrus, Rihanna, Madonna... Đặc biệt, đối với các sàn diễn của những tuần lễ thời trang, bên cạnh các fashionista (tín đồ thời trang) mặc sức trưng trổ phong cách đường phố (street style) theo ý mình, trên thảm đỏ của sự kiện có lẽ các ngôi sao ít nhất nên biết dành sự tôn trọng cho các nhà thiết kế, các bộ sưu tập được trình làng với công chúng. Đó là một hành động thể hiện sự văn minh, văn hóa ứng xử rất đúng mực. Nghệ sĩ, công chúng đến với những sự kiện này là để chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật trên sàn diễn chứ không phải chịu cảnh “gai mắt”.
Nhìn lại thị trường giải trí những năm gần đây, sự bế tắc thể hiện rõ khi các nghệ sĩ trẻ phải tìm đủ mọi “chiêu trò” để mong dư luận chú ý. Nữ nghệ sĩ tìm cách khoe độ “khủng” của đường cong cơ thể; còn nam thì cởi áo khoe thân; các người mẫu tìm mọi cách để được khoe da nhiều nhất, nhằm cạnh tranh… hình ảnh. Cái được lớn nhất với chính họ, có lẽ là đắt show diễn. Nhiều nhãn hàng có chiêu chọn người mẫu quảng cáo qua Google, tìm kiếm xem ai đang hot nhất, thậm chí có nhiều scandal được dư luận quan tâm.
Có nhận định cho rằng, khi tài năng cạn kiệt thì nghệ sĩ muốn được chú ý chỉ có thể dùng tiểu xảo. Không chỉ nghệ sĩ trẻ mà kể cả những nghệ sĩ lớn tuổi, ở bên kia sườn dốc của sự nghiệp, để nhắc nhớ thời kỳ đỉnh cao hay PR cho sản phẩm mới vẫn gây sự quan tâm dư luận với các loạt scandal tự tạo. Những câu chuyện này thể hiện sự bế tắc trong sáng tạo và không chấp nhận việc mình bị bỏ lại phía sau. Liệu đó có là “quy luật” trong giới biểu diễn? Nghệ thuật đích thực vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng nghĩa, vì những chiêu trò xàm xí vẫn còn quá nhiều.
Nhiều người đổ lỗi cho việc hội nhập văn hóa khiến thị trường giải trí Việt bị bóp méo, biến dạng. Từ chuyện trào lưu nghệ sĩ trẻ lấy nghệ danh Tây, Tàu hoặc ghép tiếng Anh vào tên tiếng Việt tạo ra những cái tên nửa Tây nửa ta, đọc lên chẳng giống ai; cho đến chuyện “quốc tế hóa” vài câu hát trong một bài hát. Mà kể cũng lạ, ngay ở một nước châu Á khác là Hàn Quốc, rất nhiều ca sĩ vẫn để nguyên tên, họ không cần đệm tiếng Anh vào mà vẫn khiến nhiều người trẻ Việt Nam phát cuồng, săn đón; còn nghệ sĩ Việt Nam đệm tên Tây, Tàu đủ cả nhưng chẳng thấy khán giả nước bạn gào rú gọi tên ở những sự kiện quốc tế. Rồi chuyện đệm tiếng Anh vào lời bài hát, không rõ để cho sang hay là do tiếng Việt không phong phú, không thể diễn đạt được những ý tứ của người sáng tác nên phải dùng tiếng Anh? Chúng ta hội nhập về văn hóa chứ không hội nhập về cái tên, về sự pha tạp.
Sự pha tạp suy cho cùng cũng là một biến tướng của văn hóa thời hội nhập. Kết quả nhất thời là sự chú ý của công chúng nhưng điều đọng lại, giá trị đích thực còn lại chính là những sản phẩm âm nhạc, những vai diễn... nhân văn, văn hóa, nghệ thuật.
Câu chuyện trong giới nghệ sĩ (bao gồm cả nam giới) thi nhau tô vẽ bản thân bằng những chiêu trò, trang phục chẳng giống ai vốn chẳng còn xa lạ ở showbiz Việt. Trong cuộc đua khốc liệt ấy, thành công được đo đếm bằng việc hình ảnh của họ có phủ sóng mạng xã hội, các trang tin, đầu báo mạng hay không. Chuyện xấu hay đẹp, gợi cảm hay phản cảm, được dư luận ủng hộ hay phản đối đã không còn quan trọng. Thế nên, bản thân mỗi nghệ sĩ và ê kíp của mình đều cố gắng tìm mọi cách dụng công sao cho thật độc, thật lạ... để “ta là một, là riêng, là thứ nhất”. Kết quả là: từ dắt thú cưng, ăn mặc như không, mặc nội y, cưỡi ngựa, ngồi xích lô, giả gái... lủ khủ kéo nhau lên thảm đỏ.
Nhìn vào làng văn nghệ thế giới, cũng không thiếu những cái tên gây sốc bằng đủ thứ trang phục kỳ dị: Lady Gaga, Miley Cyrus, Rihanna, Madonna... Đặc biệt, đối với các sàn diễn của những tuần lễ thời trang, bên cạnh các fashionista (tín đồ thời trang) mặc sức trưng trổ phong cách đường phố (street style) theo ý mình, trên thảm đỏ của sự kiện có lẽ các ngôi sao ít nhất nên biết dành sự tôn trọng cho các nhà thiết kế, các bộ sưu tập được trình làng với công chúng. Đó là một hành động thể hiện sự văn minh, văn hóa ứng xử rất đúng mực. Nghệ sĩ, công chúng đến với những sự kiện này là để chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật trên sàn diễn chứ không phải chịu cảnh “gai mắt”.
Nhìn lại thị trường giải trí những năm gần đây, sự bế tắc thể hiện rõ khi các nghệ sĩ trẻ phải tìm đủ mọi “chiêu trò” để mong dư luận chú ý. Nữ nghệ sĩ tìm cách khoe độ “khủng” của đường cong cơ thể; còn nam thì cởi áo khoe thân; các người mẫu tìm mọi cách để được khoe da nhiều nhất, nhằm cạnh tranh… hình ảnh. Cái được lớn nhất với chính họ, có lẽ là đắt show diễn. Nhiều nhãn hàng có chiêu chọn người mẫu quảng cáo qua Google, tìm kiếm xem ai đang hot nhất, thậm chí có nhiều scandal được dư luận quan tâm.
Có nhận định cho rằng, khi tài năng cạn kiệt thì nghệ sĩ muốn được chú ý chỉ có thể dùng tiểu xảo. Không chỉ nghệ sĩ trẻ mà kể cả những nghệ sĩ lớn tuổi, ở bên kia sườn dốc của sự nghiệp, để nhắc nhớ thời kỳ đỉnh cao hay PR cho sản phẩm mới vẫn gây sự quan tâm dư luận với các loạt scandal tự tạo. Những câu chuyện này thể hiện sự bế tắc trong sáng tạo và không chấp nhận việc mình bị bỏ lại phía sau. Liệu đó có là “quy luật” trong giới biểu diễn? Nghệ thuật đích thực vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng nghĩa, vì những chiêu trò xàm xí vẫn còn quá nhiều.
Nhiều người đổ lỗi cho việc hội nhập văn hóa khiến thị trường giải trí Việt bị bóp méo, biến dạng. Từ chuyện trào lưu nghệ sĩ trẻ lấy nghệ danh Tây, Tàu hoặc ghép tiếng Anh vào tên tiếng Việt tạo ra những cái tên nửa Tây nửa ta, đọc lên chẳng giống ai; cho đến chuyện “quốc tế hóa” vài câu hát trong một bài hát. Mà kể cũng lạ, ngay ở một nước châu Á khác là Hàn Quốc, rất nhiều ca sĩ vẫn để nguyên tên, họ không cần đệm tiếng Anh vào mà vẫn khiến nhiều người trẻ Việt Nam phát cuồng, săn đón; còn nghệ sĩ Việt Nam đệm tên Tây, Tàu đủ cả nhưng chẳng thấy khán giả nước bạn gào rú gọi tên ở những sự kiện quốc tế. Rồi chuyện đệm tiếng Anh vào lời bài hát, không rõ để cho sang hay là do tiếng Việt không phong phú, không thể diễn đạt được những ý tứ của người sáng tác nên phải dùng tiếng Anh? Chúng ta hội nhập về văn hóa chứ không hội nhập về cái tên, về sự pha tạp.
Sự pha tạp suy cho cùng cũng là một biến tướng của văn hóa thời hội nhập. Kết quả nhất thời là sự chú ý của công chúng nhưng điều đọng lại, giá trị đích thực còn lại chính là những sản phẩm âm nhạc, những vai diễn... nhân văn, văn hóa, nghệ thuật.