Đáng chú ý, Mỹ là nước khởi xướng điều tra nhiều nhất, chiếm 20% số vụ việc; tiếp đến là Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Liên minh Châu Âu (EU)…
Nhìn chung, các mặt hàng bị điều tra khá đa dạng, phong phú, bao gồm da giày, thép, thủy sản… Theo các chuyên gia kinh tế, mặt hàng xuất khẩu nào cũng có khả năng dính kiện cáo. Mà một trong các nguyên nhân được lãnh đạo Bộ Công thương phân tích chính là nước ta được 69 nước trên thế giới công nhận nền kinh tế thị trường. Trong khi đó, các nước như Mỹ, EU, Thổ Nhĩ Kỳ… lại chưa công nhận. Ngoài ra, khi các phương tiện truyền thông phản ánh vấn đề gian lận xuất xứ của hàng hóa trong nước, đã khiến nước ngoài đặt nghi vấn nước ta “chứa” hàng gian lận xuất xứ để tranh thủ ưu đãi thuế quan, dẫn đến các nước áp các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa đến từ Việt Nam. Thực chất, chiêu phòng vệ thương mại được các các quốc gia nói trên áp dụng nhằm bảo hộ sản xuất trong nước họ. Điều này gây ra nhiều ảnh hướng xấu cho các DN Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này.
Tuy vậy, để phòng vệ cũng như khởi kiện thành công quả thực không dễ dàng, vì cần sự hỗ trợ đắc lực của Nhà nước, các hiệp hội cũng như chính bản thân DN. Tại một cuộc họp bàn về nâng cao năng lực của DN trong quá trình hội nhập diễn ra mới đây, hàng loạt kiến nghị cũng được đề xuất, liên quan tới sự am hiểu về kiến thức pháp luật của DN còn hạn chế; năng lực tài chính cũng bị bó hẹp (bởi thông thường, chi phí kháng kiện quốc tế rất lớn); có những DN mang tâm lý né tránh, thiếu hợp tác vào quá trình kháng kiện… Như vậy, trong bối cảnh hiện tại, các hiệp hội ngành nghề, các trung tâm trọng tài thương mại, cũng như Chính phủ cần liên tục tổ chức các buổi tập huấn, nâng cao kiến thức để hỗ trợ tốt hơn, hữu hiệu hơn cho DN. Song song đó, các biện pháp truyền thông cũng cần được thực hiện dày hơn, chất lượng hơn.
Nhìn chung, các mặt hàng bị điều tra khá đa dạng, phong phú, bao gồm da giày, thép, thủy sản… Theo các chuyên gia kinh tế, mặt hàng xuất khẩu nào cũng có khả năng dính kiện cáo. Mà một trong các nguyên nhân được lãnh đạo Bộ Công thương phân tích chính là nước ta được 69 nước trên thế giới công nhận nền kinh tế thị trường. Trong khi đó, các nước như Mỹ, EU, Thổ Nhĩ Kỳ… lại chưa công nhận. Ngoài ra, khi các phương tiện truyền thông phản ánh vấn đề gian lận xuất xứ của hàng hóa trong nước, đã khiến nước ngoài đặt nghi vấn nước ta “chứa” hàng gian lận xuất xứ để tranh thủ ưu đãi thuế quan, dẫn đến các nước áp các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa đến từ Việt Nam. Thực chất, chiêu phòng vệ thương mại được các các quốc gia nói trên áp dụng nhằm bảo hộ sản xuất trong nước họ. Điều này gây ra nhiều ảnh hướng xấu cho các DN Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này.
Tuy vậy, để phòng vệ cũng như khởi kiện thành công quả thực không dễ dàng, vì cần sự hỗ trợ đắc lực của Nhà nước, các hiệp hội cũng như chính bản thân DN. Tại một cuộc họp bàn về nâng cao năng lực của DN trong quá trình hội nhập diễn ra mới đây, hàng loạt kiến nghị cũng được đề xuất, liên quan tới sự am hiểu về kiến thức pháp luật của DN còn hạn chế; năng lực tài chính cũng bị bó hẹp (bởi thông thường, chi phí kháng kiện quốc tế rất lớn); có những DN mang tâm lý né tránh, thiếu hợp tác vào quá trình kháng kiện… Như vậy, trong bối cảnh hiện tại, các hiệp hội ngành nghề, các trung tâm trọng tài thương mại, cũng như Chính phủ cần liên tục tổ chức các buổi tập huấn, nâng cao kiến thức để hỗ trợ tốt hơn, hữu hiệu hơn cho DN. Song song đó, các biện pháp truyền thông cũng cần được thực hiện dày hơn, chất lượng hơn.