Quảng Bình tan hoang sau bão

(SGGPO).- Sáng nay, 1-10, UBND tỉnh Quảng Bình đã chủ trì cuộc họp bàn cách khắc phục hậu quả cơn bão số 10 gây ra trên địa bàn. Ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá đây là cơn bão lớn nhất trong hơn 20 năm qua ở địa bàn này với thời gian rất lâu, kéo dài từ 13 giờ chiều ngày 30-9 đến 18 giờ 30 cùng ngày.
Quảng Bình tan hoang sau bão

(SGGPO).- Sáng nay, 1-10, UBND tỉnh Quảng Bình đã chủ trì cuộc họp bàn cách khắc phục hậu quả cơn bão số 10 gây ra trên địa bàn. Ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá đây là cơn bão lớn nhất trong hơn 20 năm qua ở địa bàn này với thời gian rất lâu, kéo dài từ 13 giờ chiều ngày 30-9 đến 18 giờ 30 cùng ngày.

Trước đó, vào khoảng 21 giờ đêm 30-9, Phó Thủ tướng Hoàng Trung hải cùng đoàn công tác của Chính phủ tiếp tục họp khẩn bàn cách khắc phục hậu quả. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh đây là cơn bão lớn về tốc độ, cường độ, diện rộng, và thời gian quần thảo rất lâu. Phó Thủ tướng lưu ý, các địa phương, lực lượng bộ đội, công an, biên phòng dốc lực giúp dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 10, những người bị chết, bị thương cần phải được giúp đỡ kịp thời. 

Báo cáo nhanh sáng nay của Ban chỉ huy Phòng chống Lụt bão tỉnh Quảng Bình cho biết có 3 người chết, gồm Lê Thanh Nghị (SN 1972), Nguyễn Chí Thành (SN 1973) nhân viên trạm tiếp sóng VOV tại Quảng Bình và Hồ Trung Thuần (SN 1973) ở huyện Quảng Trạch. 13 người bị thương. 26 nhà sập tại Minh Hóa 6 nhà, Quảng Ninh 20 nhà, có 89.9998 nhà bị tốc mái, trong đó huyện Quảng Ninh có 13.200 nhà, huyện Bố Trạch 35.600 nhà, huyện Quảng Trạch 40.200 nhà và các địa phương khác.

Tuy nhiên nhìn nhận báo cáo này, ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết số liệu này chưa chính xác và cần xem xét lại. Như số lượng người bị thương tại bệnh viện Việt Nam-Cu Ba có đếm 200 người, số nhà tốc mái ở Bố Trạch, Quảng Trạch lên đến hơn 90%, Đồng Hới cũng trên 70%... từ đó ông chỉ đạo phải thực hiện thống kê lại để giúp dân.

 Tại địa bàn Quảng Bình điện vẫn mất toàn tỉnh, các hệ thống liên lạc của viettel, mobiphone, vinaphone hoàn toàn bị mất liên lạc, khi có sóng cũng không nói chuyện được dài. Hiện các đơn vị này đang gấp rút khắc phục hậu quả để nối thông liên lạc cho người dân. 

 Quốc lộ 1A đã tạm thời thông tuyến, các tuyến quốc lộ khác như 12 A, đường Hồ Chí Minh và đường liên thôn, liên huyện, liên xã hiện vẫn bị tắc do sạt lở và cây xanh sập đổ. 

Sau đây là một số hình ảnh của PV Báo SGGP Online thực hiện cảnh đổ nát sau bão tại thành phố Đồng Hới, Quảng Bình, nơi bão giật cấp 13, 14.

Quảng Bình tan hoang sau bão ảnh 1

Người dân đường Hà Văn Cách, thành phố Đồng Hới dọn dẹp sau bão.

Cây cối ngã đổ trên nhiều tuyến đường ở Đồng Hới.

Cây cối ngã đổ trên nhiều tuyến đường ở Đồng Hới.

Quảng Bình tan hoang sau bão ảnh 3

Cột điện gãy đổ trên nhiều tuyến phố ở Đồng Hới.

Công nhân giao thông đi thu dọn các biển báo bị gió giật sập trên các tuyến đường của tỉnh Quảng Bình.

Công nhân giao thông đi thu dọn các biển báo bị gió giật sập trên các tuyến đường của tỉnh Quảng Bình.

Quảng Bình tan hoang sau bão ảnh 5

Mái tôn của nhà dân ở phố Trần Hưng Đạo bị bão giật tung.

Quảng Bình tan hoang sau bão ảnh 6

Nhà ông Hoàng Văn Thống ở phường Hải Thành, Đồng Hới bị tốc mái.

Quảng Bình tan hoang sau bão ảnh 7

Tháp tiếp sóng của VOV tại Cầu Rào, Đồng Hới, Quảng Bình bị bão quật đổ làm 2 người chết, 1 người bị gãy tay chân và đè bẹp 2 ô tô. Tháp từng bị Sở Xây dựng, UBND thành phố Đồng Hới đình chỉ vì nằm trong khu dân cư nhưng vẫn được thi công và hoàn thành vào năm 2012.

Nhà hàng Sóng Thần ở Hải Đình, Đồng Hới bị bão giật bay lên bờ.

Nhà hàng Sóng Thần ở Hải Đình, Đồng Hới bị bão giật bay lên bờ.

 
 Minh Phong

>>Miền Trung khẩn cấp ứng phó với siêu bão

Tin cùng chuyên mục