Quanh hồ Gươm...

Sử xưa chép lại, cách đây khoảng 6 thế kỷ, Hồ Gươm gồm 2 phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua phố Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên được gọi là hồ Lục Thủy. Cùng với sự tích trả gươm thần, thời nhà Lê hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thủy quân nên có lúc được gọi là hồ Thủy Quân. Trên hồ có 2 hòn đảo: đảo Ngọc và đảo Rùa.
Quanh hồ Gươm...

Sử xưa chép lại, cách đây khoảng 6 thế kỷ, Hồ Gươm gồm 2 phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua phố Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên được gọi là hồ Lục Thủy. Cùng với sự tích trả gươm thần, thời nhà Lê hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thủy quân nên có lúc được gọi là hồ Thủy Quân. Trên hồ có 2 hòn đảo: đảo Ngọc và đảo Rùa.

Cuối thế kỷ 16, nhà Trịnh dựng phủ Chúa ở phường Báo Thiên (nay là khu vực Nhà thờ lớn) và ở chỗ phố Thợ Nhuộm gần hồ nên đặt tên cho hai phần hồ là Hữu Vọng và Tả Vọng... Thật khó để có thể nói hết chuyện hồ Gươm với cái tên gọi khác là hồ Hoàn Kiếm. Đã từ lâu được hồ Gươm được xem là “trái tim” của Hà Nội. Mọi nẻo đường của Hà Nội đều cùng đổ về đây. Tuy không phải là hồ lớn nhất trong thủ đô, song hồ Gươm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của bao thế hệ của người Hà Nội.

Tháp Rùa và tòa nhà bưu điện Hà Nội.

Tháp Rùa và tòa nhà bưu điện Hà Nội.

Hồ Gươm gắn liền với sự tích vua Lê Thái Tổ trả gươm thần cho rùa thần, được xem là một trong những huyền sử đẹp nhất của dân tộc Việt và nơi đây được xem là chốn đầy linh thiêng không chỉ của đất Hà Nội - Thăng Long mà còn của cả nước Việt từ hàng trăm năm qua.

Từ bao giờ không rõ, người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ Gươm có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Tuyến đường bộ vòng quanh hồ từ rất lâu đã trở thành một nơi thu hút du khách trong và ngoài nước mỗi khi họ đến thăm thủ đô. Buổi chiều tối, khu vực bờ hồ trở thành nơi nghỉ ngơi, thư giãn của người dân, nhất là đối với các bậc cao tuổi. Họ ngồi trên những chiếc ghế đá bên hồ, chuyện trò và ngắm nhìn đền Ngọc Sơn, đình Trấn Ba, Tháp Rùa, như cố tìm lại hình bóng xa xưa của việc rùa thần nổi lên từ mặt nước nhận kiếm...

Đứng bên phố Lê Thái Tổ, nhìn qua Tháp Rùa là đồng hồ của Bưu điện Trung tâm Hà Nội. Hai hình ảnh, một xưa, một nay như hòa quyện, làm nên một quang cảnh hồ Gươm cổ kính, linh thiêng, nhưng lại đầy sức sống và chất thơ. Và cho dù không phải quá xa xưa, nhưng tòa nhà bưu điện với tháp đồng hồ in bóng hồ Gươm đã đi vào lòng nhiều thế hệ người dân Hà Nội.

Xung quanh hồ còn có những di tích lịch sử khác như cầu Thê Húc, tháp Bút, đền Bà Kiệu... nhưng nổi bật nhất là khu tượng đài vua Lý Thái Tổ mới xây dựng ở vườn hoa Chí Linh. Và thật thiếu sót khi nói đến hồ Gươm và không nhắc đến tượng vua Lê Thái Tổ, người gắn liền với huyền sử trả gươm thần trên hồ này.

Tượng vua Lê được đúc bằng đồng, đầu đội mũ bình thiên, tay cầm kiếm chỉ xuống hồ, đặt trên một trụ đá ở bên phía Tây hồ Gươm (số 18 phố Lê Thái Tổ). Bức tượng này xây dựng năm 1889 đời vua Thành Thái nhà Nguyễn. Kích thước khá nhỏ lại đặt trong một khuôn viên nhiều cây xanh, nên không phải ai đến hồ Gươm, đi qua phố Lê Thái Tổ cũng nhận ra bức tượng này, cho dù nó nằm cách xa bờ hồ Gươm không bao xa.

LƯU QUẢNG

Tin cùng chuyên mục