Lâm Đồng là một trong những địa phương đi đầu trong ứng dụng công nghệ vào sản xuất rau, hoa.
Trong số khoảng 300.000ha đất sản xuất nông nghiệp thì có trên 60.000ha diện tích nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó nhiều diện tích rau, củ quả được cấp chứng nhận VietGAP, GlobalGAP…
Nhờ áp dụng các phương thức sản xuất hiện đại, nhiều khu vườn đã cho doanh thu trên 1 tỷ đồng/ha/năm, các mặt hàng nông sản của Lâm Đồng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và quốc tế. Hiện nông sản Lâm Đồng xuất khẩu đi hơn 40 quốc gia trên thế giới, trong đó thị trường truyền thống là khu vực Đông Bắc Á, châu Âu và Bắc Mỹ.
Rau được xuống giống trong các giá thể, hạn chế tối đa hao mòn ngay từ khâu đầu vào
Chăm sóc vườn dưa leo hoàn toàn tự động
Áp dụng công nghệ IoT (kết nối vạn vật) vào sản xuất dâu tây. Các giá thể được lắp đặt hệ thống cảm biến để theo dõi về nhiệt độ, độ ẩm, độ Ec, pH...
Những cánh đồng đất đỏ bazan màu mỡ, cơ giới hóa đã được áp dụng rộng rãi
Nhờ được đầu tư bài bản dâu có thể thu hoạch quanh năm
Khoai lang được sơ chế, đóng gói xuất sang thị trường có tiêu chuẩn cao Nhật Bản
Giao thông đường bộ Bắc - Nam lâu nay chỉ có hai tuyến đường chính là đường sắt và quốc lộ 1A. Vì vậy, tuyến cao tốc Bắc - Nam mang đến sự hy vọng cho người dân khắp mọi miền đất nước, “chia lửa” cho tuyến đường sắt và quốc lộ 1A.
Việc đường nâng cao đã chắn sát cửa ra vào, khi có mưa nước cuốn theo đất đá tràn vào nhà khiến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của nhiều hộ dân ở thôn Tân Tiến (xã Phú Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) bị đảo lộn, có hộ phải thuê nhà khác để ở.
Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức buổi giao lưu trực tuyến "Xét tuyển vào đại học: Lựa chọn và đăng ký thế nào để trúng tuyển đúng nguyện vọng?" vào lúc 9 giờ đến 11 giờ ngày 12-7.