Sao và Đại lộ danh vọng

Mới đây, người dẫn chương trình, diễn viên hài người Mỹ Jimmy Kimmel nhận ngôi sao thứ 2.489 trên Đại lộ danh vọng (Hollywood Walk of Fame) ở thành phố Los Angeles. Được lập ra từ năm 1958, mỗi năm nơi này thu hút 10 triệu lượt khách đến tham quan.
Sao và Đại lộ danh vọng

Mới đây, người dẫn chương trình, diễn viên hài người Mỹ Jimmy Kimmel nhận ngôi sao thứ 2.489 trên Đại lộ danh vọng (Hollywood Walk of Fame) ở thành phố Los Angeles. Được lập ra từ năm 1958, mỗi năm nơi này thu hút 10 triệu lượt khách đến tham quan.

Trả lời phỏng vấn ABC News, Phó Bộ phận quan hệ công chúng điều hành hoạt động của Đại lộ danh vọng Ana Martinez đã có những chia sẻ thú vị xung quanh chuyện một người nổi tiếng nhận sao để gắn trên đại lộ này. Theo Ana, hàng năm, bắt đầu từ tháng tư, đơn yêu cầu để một nghệ sĩ (thuộc 5 lĩnh vực: phát thanh, truyền hình, phim ảnh, kịch, thu âm) được nhận sao sẽ được gửi đến tổ chức quản lý Đại lộ danh vọng. Điều đặc biệt là gửi đơn có thể là bất kỳ ai, như người hâm mộ, người thân, bạn của nghệ sĩ… hay chính bản thân họ.

Sao và Đại lộ danh vọng ảnh 1

Đại lộ danh vọng ở thành phố Los Angeles.

Sau đó, một ủy ban đánh giá gồm một chủ tịch và 5 ủy viên, đều là chuyên gia ở các lĩnh vực nghệ thuật sẽ cân nhắc dựa trên việc tham khảo thêm các thành tích, giải thưởng, đề cử mà nghệ sĩ đó nhận được, cùng với mức độ tích cực trong các hoạt động từ thiện của họ. Từ hàng trăm đề cử mỗi năm, ủy ban trên sẽ chọn ra những nhân vật mà họ cho là xứng đáng nhất để gắn sao, thường có 24 người và có những 5 ngoại lệ. Người được chọn sẽ trả phí 30.000 USD để bảo trì các ngôi sao của mình.

Thế nhưng đến nay, đại lộ vẫn còn thiếu rất nhiều tên tuổi mà có thể bạn từng nghĩ hiển nhiên họ có mặt trong danh sách được gắn sao như Julia Roberts, Denzel Washington, Whitney Houston… Trường hợp của Julia Roberts là vì cô không hứng thú với việc góp tên trên Đại lộ danh vọng. Denzel Washington thì được chọn từ nhiều năm trước nhưng đến nay anh vẫn chưa sắp xếp được một buổi để làm lễ nhận ngôi sao của mình. Hai diễn viên Clint Eastwood và Al Pacino cũng thế. Sau 5 năm kể từ ngày được quyết định nhận sao, nếu họ vẫn “làm ngơ” thì quyết định sẽ không còn hiệu lực.

Thông thường, tại một buổi lễ gắn sao, lý tưởng nhất là có khoảng 600 người tham dự để vừa vặn không gian nhưng với những ngôi sao đến từ khu vực Mỹ Latinh, người tham dự tăng bất thường. Đông nhất có lẽ là buổi lễ trao sao cho ca sĩ người Mexico Vicente Fernández, có đến khoảng 5.000 người hâm mộ kéo về để chứng kiến.

NHƯ QUỲNH

Tin cùng chuyên mục