Sự cố tàu vỏ thép tại Bình Định: Bộ Công An vào cuộc

Sau những diễn biến từ sự cố tàu vỏ thép Nghị định 67 (NĐ 67) UBND Bình Định yêu cầu cơ quan công an điều tra rõ về những hành vi của các đơn vị đóng tàu làm ăn gian dối.
 Nếu các cơ sở làm ăn gian dối thì phải chịu trách nhiệm trước người dân và trước pháp luật; đồng thời tỉnh cũng tiếp tục vận động tuyên truyền, xây dựng lòng tin để người dân vững tâm tiếp tục hưởng ứng NĐ 67 của Chính phủ.
Sự cố tàu vỏ thép tại Bình Định: Bộ Công An vào cuộc ảnh 1 Tổng cục Hậu cần - Bộ Công an cam kết sẽ chỉ đạo các cơ sở đóng tàu thay lại máy, vỏ thép,  thiết bị mới trên các tàu vỏ thép bị hư hỏng ở Bình Định. Ảnh: NGỌC OAI
 Khắc phục sự cố và xử lý sai phạm
Mới đây, Tổng cục Hậu cần (Bộ Công an) đã vào làm việc với UBND tỉnh Bình Định. Theo đại diện lãnh đạo tỉnh Bình Định, tỉnh đã yêu cầu các cơ sở đóng tàu phải khắc phục những con tàu hư hỏng như hợp đồng ban đầu đã ký kết với ngư dân. Phải thay lại thép Hàn Quốc, Nhật Bản chứ không phải thép Trung Quốc; phải thay lại máy thủy như hợp đồng, không phải máy bộ phận và yêu cầu các cơ sở đóng tàu làm ăn gian dối phải thay mới hoàn toàn, cùng các thiết bị đánh bắt trên tàu…
Với những yêu cầu trên, ông Nguyễn Văn Dự, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần (Bộ Công an) đã cam kết với Bình Định, sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện đúng các yêu cầu trên. “Chúng tôi cũng đã yêu cầu cơ quan công an tiếp tục làm việc, điều tra rõ về những hành vi của các đơn vị đóng tàu làm ăn gian dối; đóng hàng giả, hàng nhái trên tàu cá của ngư dân. Các đơn vị này, nếu để xảy ra sai phạm phải chịu trách nhiệm với người dân và pháp luật. Có như vậy họ mới tin tưởng để tiếp tục đóng tàu NĐ 67 tiếp”, ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho hay.
Ông Nguyễn Chí Công, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn (vùng trọng điểm đánh bắt thủy sản của tỉnh Bình Định) nêu quan điểm, là huyện đứng đầu với gần 2.500 tàu cá, trên 1 tỷ CV, huyện Hoài Nhơn đề nghị phải xử lý dứt điểm những gian dối của các cơ sở đóng tàu. Sau đó địa phương mới tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền để ngư dân hưởng ứng công tác đóng tàu vỏ thép NĐ 67. Vừa để thay đổi tập quán đánh bắt, vừa để ngư dân có tàu lớn, mạnh, yên tâm đánh bắt xa bờ.
“Chúng tôi kiến nghị Trung ương cần thực hiện NĐ 67 theo Quyết định 47/2016, cơ chế hỗ trợ sau đầu tư, hỗ trợ một lần cho ngư dân đóng mới tàu cá theo quy định tại Nghị định 89/2015/NĐ-CP (bổ sung Nghị định 67/2014/NĐ-CP). Cùng với đó, đề nghị Chính phủ cũng xem xét lại để lập lên một tổ giám sát độc lập, có chuyên môn về việc đóng lắp, kiểm định các tàu NĐ 67. Vì địa phương và cả ngư dân không có chuyên môn để thực hiện khâu giám sát này, rất khó đảm bảo cho ngư dân có con tàu lớn mạnh, yên tâm đánh bắt xa bờ”, ông Nguyễn Chí Công, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn nói.
Ngân hàng “đóng băng” nghị định
“Việc cho ngư dân vay, trả dần trong 10 năm hay vài chục năm như thế, bên phía ngân hàng cho là rủi ro rất cao. Tôi thấy, các ngân hàng thương mại ít mặn mà giúp địa phương thực hiện chủ trương cho hiệu quả. UBND tỉnh đã chủ trì rất nhiều cuộc họp, kêu gọi các ngân hàng cần có trách nhiệm đồng hành cùng địa phương để thực hiện các nhiệm vụ lớn của Chính phủ. Tuy nhiên vận động, chỉ đạo quyết liệt, đến nay họ chỉ mới giải ngân được 56 con tàu, còn trên 238 hồ sơ đang bị ngâm”.
Trước đó, báo cáo với Bộ NN-PTNT, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định đã nêu các vấn đề tồn tại từ sự cố tàu vỏ thép Nghị định 67. Trong đó, trách nhiệm của các ngân hàng được tỉnh Bình Định đánh giá là quyết định mọi vấn đề. Ông Trần Châu nhấn mạnh: “Việc cho ngư dân vay, trả dần trong 10 năm hay vài chục năm như thế, bên phía ngân hàng cho là rủi ro rất cao. Tôi thấy, các ngân hàng thương mại ít mặn mà giúp địa phương thực hiện chủ trương cho hiệu quả. UBND tỉnh đã chủ trì rất nhiều cuộc họp, kêu gọi các ngân hàng cần có trách nhiệm đồng hành cùng địa phương để thực hiện các nhiệm vụ lớn của Chính phủ. Tuy nhiên vận động, chỉ đạo quyết liệt, đến nay họ chỉ mới giải ngân được 56 con tàu, còn trên 238 hồ sơ đang bị ngâm”.
Tại buổi làm việc mới đây với Báo SGGP, ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định, nêu quan điểm: “Phải nói rằng, Nghị định 67 đến thời điểm bây giờ được đánh giá là rất hiệu quả. Trong 49 con tàu vỏ thép NĐ 67 của tỉnh có 18 con tàu do 2/19 cơ sở đóng tàu bị sự cố hư hỏng khi mới hạ thủy, làm ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh bắt, thu nhập và trả nợ ngân hàng của các ngư dân cũng như nghị định”. 
Trước đó, khi bắt đầu có chủ trương đóng tàu NĐ 67 của Chính phủ, các ngư dân cũng lo lắng lắm. Bởi với số tiền hàng chục tỷ đồng như vậy, rất khó để họ tham gia. Huyện Hoài Nhơn đã lập một tổ công tác đến tận các ngư dân để tuyên truyền. Tổ đã vận động và được tỉnh phê duyệt 110 tàu cá đóng theo NĐ 67. Việc vay ngân hàng là rất khó khăn, ngân hàng không chịu giải ngân, cứ trù trừ mãi. Nhiều ngân hàng còn chỉ định luôn cả cơ sở đóng tàu, buộc chủ tàu phải theo thì mới giải quyết hồ sơ. Bây giờ lại thêm chuyện các tàu bị hư hỏng, càng khó bội phần. 

Thừa Thiên - Huế: 3/4 hộ dân rút đơn đăng ký đóng tàu vỏ sắt

Ngày 20-6, UBND xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế xác nhận, cả xã có 3/4 hộ dân đã đăng ký tham gia đóng tàu vỏ thép theo NĐ 67 Chính phủ để vươn khơi bám biển, nay xin rút đơn chuyển sang đóng tàu vỏ gỗ. Còn một hộ gặp khó khăn trong việc vay vốn nên không làm nữa. Nguyên nhân, 3 hộ dân rút đơn là sau khi nghe thông tin nhiều tàu vỏ thép đóng mới theo NĐ 67 ở Bình Định bị hư hỏng khi đưa vào sử dụng. 
VĂN THẮNG

Tin cùng chuyên mục