Trong đó, có 90 dự án của doanh nghiệp trong nước được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đầu tư 180,1 triệu USD. 21 dự án đã đầu tư trước đó, thực hiện điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm là 97,3 triệu USD.
Hiện có 30 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam. Trong đó, dẫn đầu là Tây Ban Nha với tổng vốn đầu tư gần 60 triệu USD, chiếm 21,6% tổng vốn đầu tư. Kế đến là Mỹ, Australia, Campuchia, Singapore… lần lượt đạt 45,7 triệu USD, 45,4 triệu USD, 38,5 triệu USD và 34,8 triệu USD...
Lĩnh vực được doanh nghiệp Việt đầu tư mạnh nhất tại các quốc gia trên thế giới là bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; khoa học và công nghệ; chế biến thực phẩm và hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…
Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM cho biết, so với doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp Việt vẫn còn yếu về nội lực vốn, quy mô, năng lực quản trị… Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là doanh nghiệp Việt không có khả năng vươn xa ra thị trường quốc tế. Ngoài ra, khuyến cáo từ nhiều chuyên gia kinh tế cho thấy sản phẩm Việt đang có nhiều lợi thế trên thị trường do được người tiêu dùng ưa chuộng. Vấn đề còn lại là các doanh nghiệp Việt phải chủ động hơn trong việc xây dựng chiến lược đầu tư, quy mô sản xuất, sản phẩm gắn liền xây dựng thương hiệu, từng bước tạo cơ sở để tăng độ tin cậy cũng như quảng bá thương hiệu hàng Việt trên thị trường thế giới.