"Thầy và trò" - Tiếng nói trực diện vào mặt trái ngành giáo dục

Tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Nhà hát kịch Việt Nam vừa công diễn vở Thầy và trò do NSND Trần Ngọc Giàu làm đạo diễn, xây dựng từ kịch bản của tác giả Nguyễn Đăng Chương. Thầy và trò kể câu chuyện tại một trường đại học, vì một số cá nhân suy thoái về tư cách đạo đức nên đã gây ra nhiều hệ lụy khôn lường.
"Thầy và trò" - Tiếng nói trực diện vào mặt trái ngành giáo dục

(SGGP).- Tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Nhà hát kịch Việt Nam vừa công diễn vở Thầy và trò do NSND Trần Ngọc Giàu làm đạo diễn, xây dựng từ kịch bản của tác giả Nguyễn Đăng Chương. Thầy và trò kể câu chuyện tại một trường đại học, vì một số cá nhân suy thoái về tư cách đạo đức nên đã gây ra nhiều hệ lụy khôn lường.

Một cảnh trong Thầy và trò. Ảnh: nhahatkichvietnam.com

Mở đầu vở kịch là việc hai sinh viên ưu tú Linh và Thông nộp đơn xin nghỉ học. Việc này làm cho thầy hiệu trưởng Trung bất ngờ vì cả hai đều là sinh viên giỏi. Thầy Trung rất muốn biết nguyên nhân, nhưng vì suốt ngày chỉ nghe thưa, gửi của cấp dưới nên nhìn nhận vấn đề bị sai lệch.

Trước đó, thầy hiệu trưởng vì tin tưởng cấp dưới nên giao mọi công việc ở trường cho Long (hiệu phó) và Lan (trưởng phòng đào tạo). Có quyền hành trong tay, Long và Lan nhận tiền của thí sinh mua điểm để vào trường, bỏ bê hẳn sự nghiệp giáo dục. Việc làm của những người thầy suy thoái về đạo đức khiến ngôi trường đầy tệ nạn khi nữ sinh phá thai, nhiều sinh viên đánh nhau...

Vở kịch có sự tham gia diễn xuất của dàn diễn viên thực lực: NSƯT Trung Anh vai thầy hiệu trưởng Trung, NSND Lan Hương vai cô giáo Nhân, nghệ sĩ Minh Hiếu vai hiệu phó Long và nghệ sĩ Phương Nga vai trưởng phòng đào tạo Lan.

Vở kịch là một tiếng nói thẳng thắn, trực diện đối với những tồn tại của ngành giáo dục. Câu chuyện không chỉ có ý nghĩa trong phạm vi nhà trường mà còn có ý nghĩa và ảnh hưởng tới toàn xã hội.

NGỌC MẪN

Tin cùng chuyên mục