Mỹ, Anh và Libya

Những mốc quan hệ căng thẳng

Đỉnh điểm cho mối quan hệ đầy gay cấn này đó là vụ không kích bất ngờ của Mỹ vào Libya ngày 15-4-1986. Rạng sáng hôm đó, 66 máy bay Mỹ đã trút 60 tấn bom xuống thủ đô Tripoli và xung quanh TP Benghazi. Khu nhà ở của ông Muamar Gaddafi trở thành mục tiêu trực tiếp bị máy bay Mỹ tấn công. Cô con gái nuôi nhỏ của ông là Hanna Gaddafi bị thiệt mạng. Ngoài ra, hơn 100 dân thường Libya tử vong trong vụ không kích kéo dài chưa đầy 12 phút của Mỹ.

Đỉnh điểm cho mối quan hệ đầy gay cấn này đó là vụ không kích bất ngờ của Mỹ vào Libya ngày 15-4-1986. Rạng sáng hôm đó, 66 máy bay Mỹ đã trút 60 tấn bom xuống thủ đô Tripoli và xung quanh TP Benghazi. Khu nhà ở của ông Muamar Gaddafi trở thành mục tiêu trực tiếp bị máy bay Mỹ tấn công. Cô con gái nuôi nhỏ của ông là Hanna Gaddafi bị thiệt mạng. Ngoài ra, hơn 100 dân thường Libya tử vong trong vụ không kích kéo dài chưa đầy 12 phút của Mỹ.

Để biện minh cho hành động tấn công, Tổng thống Mỹ lúc đó là Ronald Reagan đã cáo buộc Libya thực hiện các hành động khủng bố nhằm vào Mỹ. Theo Mỹ, vụ đánh bom sàn nhảy La Belle ở Tây Berlin (Đức) 10 ngày trước đó do Libya thực hiện đã làm hơn 200 người bị thương, trong đó có 63 quân nhân Mỹ. Trận không kích này là đỉnh cao trong mối quan hệ đối đầu giữa Washington và Tripoli. Căng thẳng đôi bên dâng cao sau vụ một chiếc máy bay chở khách của hãng TWA của Mỹ bị cướp tại Beirut, Lebanon năm 1985. Trước đó, Mỹ và Libya cũng từng đụng độ quân sự vào năm 1981, khi ông Gaddafi tấn công cuộc tập trận mang tính khiêu khích của hải quân Mỹ ở vịnh Sidra.

Ngày 21-12-1988, chuyến bay của hãng hàng không Mỹ Pan Am bị đánh bom trên bầu trời Lockerbie ở Scotland làm 270 người thiệt mạng. Toàn bộ 259 hành khách trên chuyến bay định mệnh Pan Am 103 khởi hành từ London đến New York đã thiệt mạng. Khi máy bay rơi, thêm 11 người dưới mặt đất chết. Anh, Mỹ khẳng định Libya là thủ phạm chính gây ra vụ khủng bố này.

Một tòa án ở Scotland đã xét xử và kết tội nhân viên tình báo của Libya, Abdelbaset Ali Mohmed al-Megrahi, tù chung thân vì cho rằng ông là thủ phạm trực tiếp. Đây là vụ án phức tạp, thiếu bằng chứng thuyết phục, nhưng đã được kết thúc theo ý muốn của các nhà lãnh đạo Anh, Mỹ. Tuy nhiên, đến năm 2009, Bộ trưởng Tư pháp Scotland Kenny MacAskill đã thông báo quyết định trả tự do cho al-Megrahi, đang bị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối, để ông được chết tại quê nhà. Al-Megrahi có hứa trước khi chết sẽ đưa ra bằng chứng ông là người vô tội.

Tháng 2 vừa qua, cựu Bộ trưởng Tư pháp Libya bị Tổng thống Gaddafi cách chức, tuyên bố ông có bằng chứng về việc nhà lãnh đạo Libya, Muammar Gaddafi đã đích thân ra lệnh thực hiện vụ tấn công Lockerbie. Vụ án Lockerbie góp phần làm căng thẳng mối quan hệ giữa Mỹ-Anh và Libya trong một thời gian dài.

Đỗ Văn

Tin cùng chuyên mục