Tại tọa đàm “Nền công nghiệp âm nhạc Việt Nam trong xu hướng hội nhập quốc tế và công nghiệp âm nhạc Việt Nam dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0”, vừa diễn ra, ông Đinh Trung Cẩn, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Tổng giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), cho biết trong 17 năm qua, số tiền sử dụng quyền tác giả mà VCPMC thu được từ con số khiêm tốn ban đầu chỉ 78 triệu đồng (năm 2002), đã tăng dần qua các năm và đến năm 2019 đã đạt mức khoảng 6 triệu USD.
Tính đến tháng 11-2019, tổng số hội viên ủy quyền tại VCPMC lên đến gần 4.500 tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả âm nhạc Việt Nam. Ngoài ra, VCPMC cũng đại diện để quản lý, khai thác quyền tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc quốc tế được sử dụng tại lãnh thổ Việt Nam, thông qua ký kết thỏa thuận song phương giữa VCPMC và 71 tổ chức quản lý tập thể quyền (CMOs) trên thế giới với số tiền hàng tỷ đồng mỗi năm.
Tọa đàm nằm trong khuôn khổ Lễ hội âm nhạc Quốc tế TPHCM lần 1 năm 2019 với sự tham gia của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế như Anh, Hàn Quốc, Thái Lan…
Các tin, bài viết khác
-
Đêm nhạc Phó Đức Phương được trao Giải thưởng Âm nhạc Việt Nam năm 2020
-
Liên hoan Em yêu đàn tranh lần 3 - 2021
-
Nhất Sinh và những khúc ca ngọt ngào, chân quê
-
Danh ca Lệ Thu qua đời, hưởng thọ 78 tuổi
-
Mỹ Tâm gây sốt khi công bố liveshow “Tri Âm” tại TPHCM và Hà Nội
-
Kể chuyện lịch sử bằng nhạc cụ dân tộc theo phong cách nghệ thuật đương đại
-
Ra mắt dự án tìm kiếm tài năng âm nhạc
-
Trịnh Thăng Bình trở lại với MV mới toanh
-
Công bố 3 giải Mai Vàng 2020 đầu tiên
-
“Xuân về miền Trung 2021”