Đại diện các DN nước ngoài cho biết, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của DN Việt Nam có chất lượng tốt. Tại nhiều hội chợ trưng bày và quảng bá sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, các DN nước ngoài thường ưu tiên tìm kiếm nguồn hàng cung ứng từ DN Việt Nam. DN Việt Nam tuy mới tham gia thị trường nhưng đã khẳng định được thương hiệu và uy tín nhất định. Tuy nhiên, trên thực tế việc tìm kiếm được DN Việt Nam tại các hội chợ chuyên ngành trên không nhiều.
Lý giải thực tế này, nhiều DN cho rằng, quy mô sản xuất của DN nhỏ, vốn đầu tư ít. Chi phí để đầu tư cho các hoạt động xúc tiến quá sức chịu đựng của DN. Do vậy, những chương trình có sự hỗ trợ của Cục Xúc tiến (Bộ Công thương) thì DN đăng ký tham dự. Còn lại, những chương trình DN phải tự bỏ kinh phí 100% thì không nhiều DN tham dự.
Không dừng lại đó, vốn ngoại ngữ của lãnh đạo DN còn hạn chế. Tác phong DN cũng như kỹ năng tiếp thị hàng hóa nói chung của đội ngũ nhân viên không chuyên nghiệp đã ảnh hưởng đáng kể đến uy tín của đơn vị trong mắt các DN nước ngoài đầu cuối.
Về phía Bộ Công thương cũng khẳng định, chi phí hỗ trợ xúc tiến thương hiệu DN Việt nói chung tại các thị trường nước ngoài hiện đang rất hạn chế. Tính chung toàn bộ hoạt động xúc tiến năm 2018 chỉ khoảng 70 tỷ đồng. Riêng tại TPHCM, kinh phí hoạt động xúc tiến thương mại cũng chưa đến 10 tỷ đồng. Các tham tán thương mại dù nỗ lực đàm phán với ban tổ chức để có những ưu tiên cho gian hàng của Việt Nam nhưng kích thước cũng có hạn chế nhất định. Từ đó dẫn đến tình trạng nhiều DN chen chúc nhau trong một gian hàng nhỏ hẹp tại các trung tâm triển lãm, hội chợ thương mại của thế giới. Điều này gây ảnh hưởng không ít đến hình ảnh, thương hiệu và vị thế hàng Việt nói chung trong mắt đối tác DN ngoại.
Để khắc phục tình trạng trên, theo các chuyên gia kinh tế, DN cần phải nỗ lực hoàn thiện quy mô và cách thức quản trị, quản lý, thương hiệu sản phẩm của mình. Trong bối cảnh kinh phí đầu tư cho các hoạt động xúc tiến còn hạn chế, DN có thể tự làm thương hiệu cho mình với chi phí thấp bằng cách hoàn thiện trang thông tin DN. Cập nhật thông tin công ty, hình ảnh, sản phẩm, sản xuất một cách thường xuyên, đẹp mắt để tạo độ tin cập cho các đối tác trong và ngoài nước. Mặt khác, DN phải chủ động tập huấn, trau dồi kỹ năng tiếp thị sản phẩm, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ nhân viên để tận dụng tối đa cơ hội tiếp cận với khách hàng. Đặc biệt, lãnh đạo DN cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm, tiếp cận và cung cấp thông tin cho đối tác là khách hàng, nhà thu mua sản phẩm toàn cầu để tăng cơ hội kết nối thị trường cho chính mình. Làm được điều này sẽ tránh tình trạng thụ động chờ nhà thu mua tìm đến, rất khó để phát triển thị trường như hiện nay.
Lý giải thực tế này, nhiều DN cho rằng, quy mô sản xuất của DN nhỏ, vốn đầu tư ít. Chi phí để đầu tư cho các hoạt động xúc tiến quá sức chịu đựng của DN. Do vậy, những chương trình có sự hỗ trợ của Cục Xúc tiến (Bộ Công thương) thì DN đăng ký tham dự. Còn lại, những chương trình DN phải tự bỏ kinh phí 100% thì không nhiều DN tham dự.
Không dừng lại đó, vốn ngoại ngữ của lãnh đạo DN còn hạn chế. Tác phong DN cũng như kỹ năng tiếp thị hàng hóa nói chung của đội ngũ nhân viên không chuyên nghiệp đã ảnh hưởng đáng kể đến uy tín của đơn vị trong mắt các DN nước ngoài đầu cuối.
Về phía Bộ Công thương cũng khẳng định, chi phí hỗ trợ xúc tiến thương hiệu DN Việt nói chung tại các thị trường nước ngoài hiện đang rất hạn chế. Tính chung toàn bộ hoạt động xúc tiến năm 2018 chỉ khoảng 70 tỷ đồng. Riêng tại TPHCM, kinh phí hoạt động xúc tiến thương mại cũng chưa đến 10 tỷ đồng. Các tham tán thương mại dù nỗ lực đàm phán với ban tổ chức để có những ưu tiên cho gian hàng của Việt Nam nhưng kích thước cũng có hạn chế nhất định. Từ đó dẫn đến tình trạng nhiều DN chen chúc nhau trong một gian hàng nhỏ hẹp tại các trung tâm triển lãm, hội chợ thương mại của thế giới. Điều này gây ảnh hưởng không ít đến hình ảnh, thương hiệu và vị thế hàng Việt nói chung trong mắt đối tác DN ngoại.
Để khắc phục tình trạng trên, theo các chuyên gia kinh tế, DN cần phải nỗ lực hoàn thiện quy mô và cách thức quản trị, quản lý, thương hiệu sản phẩm của mình. Trong bối cảnh kinh phí đầu tư cho các hoạt động xúc tiến còn hạn chế, DN có thể tự làm thương hiệu cho mình với chi phí thấp bằng cách hoàn thiện trang thông tin DN. Cập nhật thông tin công ty, hình ảnh, sản phẩm, sản xuất một cách thường xuyên, đẹp mắt để tạo độ tin cập cho các đối tác trong và ngoài nước. Mặt khác, DN phải chủ động tập huấn, trau dồi kỹ năng tiếp thị sản phẩm, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ nhân viên để tận dụng tối đa cơ hội tiếp cận với khách hàng. Đặc biệt, lãnh đạo DN cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm, tiếp cận và cung cấp thông tin cho đối tác là khách hàng, nhà thu mua sản phẩm toàn cầu để tăng cơ hội kết nối thị trường cho chính mình. Làm được điều này sẽ tránh tình trạng thụ động chờ nhà thu mua tìm đến, rất khó để phát triển thị trường như hiện nay.