Thử nghiệm vaccine công nghệ mRNA ngừa ung thư

Trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, hầu hết mọi người chưa bao giờ nghe nói về vaccine công nghệ mRNA. 
Một phòng thí nghiệm sản xuất vaccine tại BioNTech
Một phòng thí nghiệm sản xuất vaccine tại BioNTech

Vaccine Covid-19 của Hãng Pfizer-BioNTech và Moderna là những vaccine đầu tiên sử dụng công nghệ này trên người.

Thực ra, công nghệ này đã được phát triển trong nhiều năm và đang được thử nghiệm với vaccine ngừa ung thư. Mới đây, Công ty BioNTech (Đức) thông báo trường hợp bệnh nhân đầu tiên thử nghiệm vaccine BNT111 của công ty ngừa ung thư giai đoạn 2.

Tương tự như cách hoạt động của vaccine Covid-19 theo công nghệ mRNA, vaccine ngừa ung thư công nghệ mRNA huấn luyện hệ thống miễn dịch của con người nhận ra một loại protein nhất định trên bề mặt tế bào ung thư và hướng dẫn hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào ung thư mang protein đó.

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế thế giới, căn bệnh này làm chết gần 10 triệu người vào năm 2020. Ung thư có thể phát triển và có khả năng gây chết người là do nó có thể trốn tránh hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, việc tạo ra một loại vaccine duy nhất để chống lại các loại ung thư khác nhau có thể còn nhiều khó khăn.

Trước mắt, vaccine thử nghiệm BNT111 chỉ nhắm vào các loại ung thư có khối u ác tính. Ngoài ra, theo các nhà khoa học, cũng có thể có nhiều loại vaccine được điều chỉnh cho phù hợp với từng cá nhân mắc ung thư.

Ngoài vaccine ngừa ung thư công nghệ mRNA, BioNTech cũng đang đặt mục tiêu bắt đầu thử nghiệm vaccine phòng bệnh sốt rét công nghệ mRNA vào năm 2022.

Tin cùng chuyên mục