TP Hồ Chí Minh khốn đốn vì cúp điện

Đến nay, lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực TPHCM (EVN HCMC) vẫn khẳng định: Với sản lượng được phân bổ như hiện nay, EVN HCMC chưa áp dụng giải pháp tạm ngưng cung cấp điện do thiếu sản lượng. Tuy nhiên, thời gian gần đây tình trạng điện chập chờn xảy ra nhiều nơi cả ban ngày lẫn đêm khiến doanh nghiệp, người dân rất bức xúc. Thật hư về tình hình cấp điện trên địa bàn TPHCM hiện nay ra sao?
TP Hồ Chí Minh khốn đốn vì cúp điện

Đến nay, lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực TPHCM (EVN HCMC) vẫn khẳng định: Với sản lượng được phân bổ như hiện nay, EVN HCMC chưa áp dụng giải pháp tạm ngưng cung cấp điện do thiếu sản lượng. Tuy nhiên, thời gian gần đây tình trạng điện chập chờn xảy ra nhiều nơi cả ban ngày lẫn đêm khiến doanh nghiệp, người dân rất bức xúc. Thật hư về tình hình cấp điện trên địa bàn TPHCM hiện nay ra sao?

Công việc ngưng trệ, sinh hoạt đảo lộn

Theo ghi nhận của chúng tôi, trong những ngày qua, nhiều nơi trên địa bàn thành phố người dân phải sống và làm việc chung với cúp điện. Đơn cử, tại khu vực quận Gò Vấp, 12, quận 1… nhiều phường bị cúp điện từ 8 giờ sáng đến chiều tối.

Chỉ trong ngày 10-5, do không nhận được lịch thông báo cúp điện của điện lực nên từ sáng tất cả CB-CNV Bưu điện Gò Vấp, nằm trên đường Nguyễn Văn Nghi, phường 1 vẫn đi làm việc bình thường. Tuy nhiên, khi đến cơ quan, vừa khởi động máy tính thì điện bất ngờ cúp.

Lúc này, khách hàng vào chờ để làm dịch vụ khá đông nên các nhân viên bưu điện tiếp tục làm việc. Đến khoảng 10 giờ, thời tiết nắng nóng gay gắt, khách hàng đông nghẹt, cả văn phòng trở nên ngột ngạt. Nhiều nhân viên nữ của bưu điện mồ hồi ướt đẫm áo nhưng họ vẫn làm việc và “chữa cháy” bằng cách dùng tập hoặc bìa hồ sơ để quạt.

Bưu điện Gò Vấp đều khẳng định không hề nhận được thông báo cúp điện của EVN HCMC. “Gần đây điện cúp liên tục. Nếu thời điểm trước, một tháng bên điện lực cúp 1 - 2 buổi/ngày thì nay trong một tuần đã cúp 2 buổi/ngày. Đó là chưa kể đôi ba ngày điện lại chập chờn, cúp cục bộ khoảng 20-30 phút mới có trở lại”, chị Hương, nhân viên Bưu điện Gò Vấp nói.

Anh Nguyễn Văn Phương, Giám đốc Công ty TNHH A.D cho hay, tại khu vực phường 7 quận 3, chỉ trong ngày 10-5, điện “nhảy múa” đến 3 lần. Trong buổi sáng cúp điện 2 lần, mỗi lần khoảng 1 tiếng đồng hồ, bắt đầu 7 giờ sáng. 11 giờ điện có trở lại nhưng đến 14 giờ lại cúp cho đến 16 giờ. “Điện chập chờn, đứt quảng như vậy khiến chúng tôi không thể sắp xếp công việc được. Trong khi đó công ty không hề được điện lực thông báo hay xin lỗi một câu”, anh Phương bực bội nói.

Tại phường Tân Thới Nhất, quận 12 nhiều doanh nghiệp may cho biết, mấy tuần trước điện cúp không báo trước khiến họ phải cho công nhân nghỉ ngày 10-5, các công ty lại nhận được thông báo của điện lực cho biết sẽ cúp điện nên phải cho công nhân nghỉ tiếp.

“Mỗi lần cúp điện không báo trước chúng tôi thiệt hại rất lớn. Ngoài việc phải tăng tiền làm thêm cho công nhân làm tăng ca tranh thủ những lúc có điện, nhiều đơn hàng bị trễ hợp đồng chúng tôi phải bồi thường cho khách hàng hàng trăm triệu đến cả tỷ đồng”, Giám đốc Công ty TNHH SX TM may H. N Nguyễn Văn Thắng, quận 12 than phiền.

Trước đó, nhiều người dân khu vực quận 7, 8, 9, Thủ Đức, Tân Bình, Thủ Đức và huyện Bình Chánh… cũng phản ánh tình trạng xảy ra cúp điện cục bộ liên tục, đặc biệt là vào chập tối và giữa đêm khuya khiến việc sinh hoạt nghỉ ngơi hết sức khó khăn.

Do mất điện, nhân viên Bưu điện Gò Vấp phải dùng giấy quạt.

Do mất điện, nhân viên Bưu điện Gò Vấp phải dùng giấy quạt.

Lịch cắt dày đặc, sự cố tràn lan

Chỉ cần quan sát lịch cúp điện của EVN HCMC thông báo trên báo đài và website của đơn vị này cũng đủ… “chóng mặt”.

Theo lịch tạm ngưng cung cấp điện một số đường dây trung thế và trạm hạ thế để khai quang mé nhánh cây xanh, bảo trì, đại tu, nâng cấp lưới điện và đảm bảo sự hoạt động ổn định của hệ thống điện của EVN HCMC hôm nay (thứ tư, ngày 12-5) thì gần như cả 24 quận huyện đều rơi vào “tầm ngắm”.

Đáng lưu ý là nhiều quận bị ngưng cấp điện trên diện rộng. Đơn cử, lịch cúp điện tại huyện Bình Chánh từ 9 giờ đến 14 giờ gồm: Chợ đầu mối Bình Điền, một phần xã Lê Minh Xuân, Tân Nhựt, Vĩnh Lộc B, Hưng Long, Quy Đức, Bình Chánh, Tân Quý Tây, An Phú Tây, Tân Kiên, Bình Hưng - huyện Bình Chánh. Các quận huyện khác cũng “dày đặc” như vậy.

Với thông báo này, nếu lướt qua tưởng lịch tạm ngưng điện rất cụ thể, nhưng thật ra lại hết sức “mơ hồ”. Bởi cụm từ “một phần” phường A, khu vực B thì người dân xung quanh khu vực bị tạm ngưng điện không tài nào biết nhà mình có bị ảnh hưởng hay không?

Điều đáng nói nữa là dù giờ ngưng cấp điện thông báo khá cụ thể (từ 9 giờ đến 14 giờ hàng ngày) để có thể tránh được một phần giờ cao điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, các nhân viên điện lực thường cắt sớm hơn thông báo, ngay từ 7 - 8 giờ sáng, khiến người dân không kịp xoay trở.

Chưa hết, nếu quan sát việc mất điện đột xuất do sự cố, sự kiện bất khả kháng không thể báo trước của EVN HCMC hiện nay sẽ không khỏi “giật mình”. Trong những ngày nắng nóng này có hàng chục, thậm chí là hàng trăm khu vực bị mất điện trong khoảng thời gian từ 20-30 phút và mỗi ngày có thể lập đi lập lại nhiều lần tại một khu vực.

Ví dụ: Thống kê sơ bộ thời gian và khu vực mất điện vào thứ hai ngày 10-5 của điện lực cho thấy: Tuyến Lý Văn - mã R19I mất điện từ khoảng 17 giờ đến 17 giờ 20, khu vực mất điện gồm một phần phường 5, 11, 13, 14, 15 quận 11; tuyến Phú Bình - mã R19A mất điện từ khoảng 17 giờ đến 17 giờ 20, gồm một phần phường 3, 5 quận 11…

Tất cả sự cố cúp điện vừa nêu trên dù khách quan hay chủ quan đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và sinh hoạt của người dân. Vấn đề đặt ra là liệu EVN HCMC đã làm hết trách nhiệm của mình đối với khách hàng? 

LẠC PHONG

Tin cùng chuyên mục