TPHCM: Kiến nghị tính sắc thuế 10% hoặc 15% bảng giá đất thay tiền sử dụng đất

Báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về giải pháp tăng cường quản lý thị trường bất động sản (BĐS) trên địa bàn TP, UBND TPHCM cho biết, qua rà soát, TPHCM có khoảng 1.386 dự án phát triển nhà ở với tổng diện tích gần 11.800ha. Trong đó, có 689 dự án tạm dừng và chậm triển khai (chiếm 49,71%). Riêng 426 dự án (chiếm 30,7%) đã xây dựng hoàn thành, có sản phẩm hoàn chỉnh nhưng nhiều dự án không bán được. Tính đến đầu tháng 11-2013, TP đang tồn kho khoảng 10.053 căn hộ chung cư và 120,8ha đất nền nhà thấp tầng.

(SGGP).- Báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về giải pháp tăng cường quản lý thị trường bất động sản (BĐS) trên địa bàn TP, UBND TPHCM cho biết, qua rà soát, TPHCM có khoảng 1.386 dự án phát triển nhà ở với tổng diện tích gần 11.800ha. Trong đó, có 689 dự án tạm dừng và chậm triển khai (chiếm 49,71%). Riêng 426 dự án (chiếm 30,7%) đã xây dựng hoàn thành, có sản phẩm hoàn chỉnh nhưng nhiều dự án không bán được. Tính đến đầu tháng 11-2013, TP đang tồn kho khoảng 10.053 căn hộ chung cư và 120,8ha đất nền nhà thấp tầng.

Theo UBND TP, một trong những nguyên nhân gây nên khó khăn của thị trường BĐS là chi phí bồi thường và tiền sử dụng đất quá cao khiến giá thành BĐS bị đội lên, người dân khó tiếp cận được nhà ở. UBNDTP nêu rõ: chi phí giải phóng mặt bằng và tiền sử dụng đất chiếm từ 20% - 40% cơ cấu giá thành và ngày càng có khuynh hướng gia tăng. Hiện DN đang phải chịu 2 loại chi phí: tiền bồi thường đất theo giá thị trường và phải đóng tiền sử dụng đất theo giá thị trường khi chuyển mục đích sử dụng đất. Vì vậy đối với các DN đã thỏa thuận bồi thường nhưng chưa đóng tiền sử dụng đất hoặc còn nợ tiền sử dụng đất, kiến nghị có hướng dẫn cụ thể việc khấu trừ các chi phí hợp lý của DN để tránh tình trạng phải nộp tiền sử dụng đất 2 lần. Về lâu dài, UBNDTP cũng kiến nghị Chính phủ nghiên cứu bỏ hẳn khái niệm “tiền sử dụng đất” mà thay thế bằng sắc thuế với thuế suất khoảng 10% hoặc 15% bảng giá đất. Theo TP, việc này vừa minh bạch, vừa dễ tính toán và loại trừ được cơ chế xin - cho.

HẠNH NHUNG

Tin cùng chuyên mục