Trách nhiệm pháp lý khi sử dụng tác phẩm vi phạm quyền tác giả

Đã xảy ra những vụ vi phạm bản quyền, dẫn đến tranh chấp quyền tác giả. Pháp luật nước ta quy định như thế nào về trách nhiệm pháp lý trong những trường hợp như vậy?
Vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ kéo dài 12 năm đối với 4 hình tượng nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo trong truyện tranh Thần đồng đất Việt.
Vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ kéo dài 12 năm đối với 4 hình tượng nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo trong truyện tranh Thần đồng đất Việt.

Theo khoản 8 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, hành vi “sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật” là hành vi vi phạm quyền tác giả.

Ngoài ra, theo quy định về quyền nhân thân tại khoản 2 Điều 19 của luật này, thì tác giả có quyền “đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khác khi tác phẩm được công bố, sử dụng”.

Như vậy, trong trường hợp sử dụng tác phẩm mà không công bố tên tác giả hoặc thay tên tác giả bằng tên người khác, là hành vi vi phạm quyền nhân thân của tác giả. 

Căn cứ khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về quyền tự bảo vệ khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, với tư cách là chủ thể quyền, tác giả có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình: áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và các quy định khác của pháp luật có liên quan; khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Tin cùng chuyên mục