Trách nhiệm với phiếu tín nhiệm

Tại phiên bế mạc Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” (diễn ra vào cuối tháng 2-2012 tại Hà Nội), đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài phát biểu quan trọng, trong đó nhấn mạnh, để việc lấy phiếu tín nhiệm bảo đảm chính xác, khách quan và khoa học thì “cần phải thống nhất với nhau về tiêu chí và trong lòng phải thật công tâm, trong sáng”. Đây không chỉ là yêu cầu các cơ quan Đảng sớm ban hành các tiêu chí đánh giá phù hợp mà còn là lời nhắn nhủ đối với mỗi đảng viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm khi thực hiện quyền bỏ phiếu tín nhiệm.

Tại phiên bế mạc Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” (diễn ra vào cuối tháng 2-2012 tại Hà Nội), đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài phát biểu quan trọng, trong đó nhấn mạnh, để việc lấy phiếu tín nhiệm bảo đảm chính xác, khách quan và khoa học thì “cần phải thống nhất với nhau về tiêu chí và trong lòng phải thật công tâm, trong sáng”. Đây không chỉ là yêu cầu các cơ quan Đảng sớm ban hành các tiêu chí đánh giá phù hợp mà còn là lời nhắn nhủ đối với mỗi đảng viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm khi thực hiện quyền bỏ phiếu tín nhiệm.

Việc bỏ phiếu tín nhiệm không phải là điều mới lạ trong công tác cán bộ. Đây là hình thức thể hiện dân chủ trong Đảng, là động thái có tính tham khảo dư luận để cấp quản lý cán bộ hiểu thêm về mức độ tín nhiệm, sự đánh giá của tập thể đối với từng cán bộ, từ đó có thêm cơ sở để bố trí, sắp xếp cán bộ hợp lý hơn, tạo điều kiện cho cán bộ phát huy tốt vai trò, khả năng sở trường, sở đoản.

Nhân chuyện bàn về lấy phiếu tín nhiệm, một đồng chí nguyên là Ủy viên Thường vụ Thành ủy TPHCM kể rằng, thông thường, ai có số phiếu cao thì người đó được mọi người tín nhiệm cao. Nhưng cũng không ít trường hợp, số phiếu cao chưa hẳn đồng nghĩa với độ tín nhiệm cao, ngược lại, người có số phiếu thấp chưa phải đã là người thua kém hay độ tín nhiệm thấp. Có nhiều lý do, trong đó có lý do nặng về cảm tính, phe phái và không có tiêu chí cụ thể. Những người thẳng tính, người có cá tính, người làm công việc dễ động chạm… lại rất dễ mất phiếu.

Ngược lại, khi cơ chế bảo vệ chưa hiệu quả, người đấu tranh chống tiêu cực dễ bị trù dập, nhiều đồng chí không dám công khai phê bình khuyết điểm lãnh đạo trong sinh hoạt Đảng, đành phải dùng lá phiếu để biểu thị thái độ.

Tại Đại hội Đảng bộ cơ sở ở một số quận-huyện và sở-ngành nhiệm kỳ 2010-2015, có trường hợp được đánh giá rất tốt trong các buổi lấy ý kiến, góp ý trực tiếp trong cấp ủy, cán bộ chủ chốt và trong đảng viên nhưng ra đại hội Đảng vẫn bị… rớt! Có đồng chí lãnh đạo địa phương đạt 100% phiếu tín nhiệm trong cấp ủy cũ nhưng khi bầu vào ban chấp hành chỉ đứng hạng cuối danh sách trúng cử!

Điều này phần nào cho thấy sự thiếu dũng khí, thiếu trung thực và cả căn bệnh đố kỵ, hẹp hòi trong bộ phận cán bộ, đảng viên. Nhưng nếu so với các hình thức khác, việc lấy phiếu tín nhiệm xem ra vẫn có nhiều ưu việt hơn cả. 

Khác với trước đây, trong Kế hoạch 08-KH-TƯ của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, có quy định một điểm khá mới, đó là “ý kiến góp ý của cá nhân viết bằng bằng văn bản, ghi rõ họ tên và địa chỉ người góp ý”.

Qua đây, Trung ương khuyến khích thái độ thẳng thắn, công khai quan điểm, chính kiến của đảng viên, đề cao tính trung thực, tinh thần dám nói, dám chịu trách nhiệm của đảng viên khi góp ý cho tập thể và đồng chí của mình trong sinh hoạt tự phê bình và phê bình.

Việc thực hiện đúng những quy định mới về lấy phiếu tín nhiệm và việc tổ chức lấy ý kiến đóng góp theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 không chỉ làm cho sinh hoạt dân chủ trong Đảng sôi động hơn mà quan trọng hơn cả, không khí dân chủ trong Đảng sẽ lan tỏa ra ngoài xã hội, tạo đà cho việc thực hành quyền dân chủ rộng rãi của nhân dân.

TUẤN SƠN

Tin cùng chuyên mục