Chúng ta dễ dàng bắt gặp sự hiện diện của bình chữa cháy xách tay ở bất cứ đâu. Điều này cho thấy sự quan tâm của cộng đồng đối với công tác phòng chống cháy, nổ.
Với hình dáng, thiết kế nhỏ gọn, giá thành không quá đắt, cách sử dụng đơn giản và mang lại hiệu quả tức thì trong việc xử lý các tình huống cháy nổ ngay khi vừa mới phát sinh... là những yếu tố giúp cho bình chữa cháy xách tay trở thành lựa chọn hàng đầu của người dân trong việc đảm bảo an toàn PCCC. Giống như hầu hết phương tiện, trang thiết bị PCCC tại chỗ khác, bình chữa cháy xách tay cũng mang đầy đủ tính năng của công cụ dùng để ứng cứu kịp thời đối với tình huống khẩn nguy, liên quan đến hỏa hoạn ở giai đoạn ban đầu. Do vậy, Luật PCCC cũng đã có những điều khoản quy định rõ ràng về vấn đề bố trí, lặp đặt bình chữa cháy xách tay như những phương tiện, trang thiết bị PCCC tại chỗ khác tại các cơ sở và hộ gia đình. Tất cả phải được để ở nơi dễ thấy, dễ lấy và dễ thao tác, sử dụng nhất.
Dù vậy, trong đa số đợt kiểm tra của Cảnh sát PCCC TPHCM về tình hình thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn PCCC đối với các cơ sở thuộc nhiều nhóm đối tượng khác nhau mới đây, đã phát hiện không ít trường hợp “dở khóc dở cười” khi bình chữa cháy xách tay được giấu rất kín ở những góc khuất và phải mất không ít công sức mới lôi ra được để “trình diễn” khi có các cơ quan chức năng đến kiểm tra.
Bị nhắc nhở, chị Thanh Hoa, tiểu thương chợ Tân Bình, ngượng ngùng thú nhận chị cũng như nhiều tiểu thương tại chợ vốn qua quýt và trang bị bình chữa cháy xách tay gần như cho có để đối phó mà thôi. Sau khi ban quản lý chợ đi khỏi thì lại kiếm chỗ khuất cất vào cho đỡ… tốn chỗ. Có tiểu thương, khi đoàn kiểm tra sắp đến sạp mình rồi mà tìm toát mồ hôi vẫn không ra vì không nhớ nổi mình đã “giấu” bình chữa cháy ở đâu!
Tại khoản 1, điều 41, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình, có nêu: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng đối với hành vi làm che khuất phương tiện phòng cháy và chữa cháy”. Theo một lãnh đạo Cảnh sát PCCC TPHCM, vi phạm thường thấy như kể trên do quy định chế tài còn quá nhẹ. Trang bị dụng cụ PCCC mà không nghĩ tới việc sử dụng thì ngoài việc lãng phí tiền của còn là sự nguy hiểm khôn lường khi xảy ra sự cố cháy. Loay hoay mãi vẫn không tìm được bình chữa cháy xách tay, hoặc những công cụ bổ trợ khác cho công tác dập lửa, đồng nghĩa với thời gian cháy tự do sẽ kéo dài và nhanh chóng phát triển thành đám cháy lớn. Khi ấy, thiệt hại để lại sẽ rất khó lường!
Thiết nghĩ, trong công tác PCCC, ý thức của cả cộng đồng luôn là yếu tố giữ vai trò then chốt nhất. Chừng nào công tác PCCC chưa được người dân thật sự coi trọng và hiểu rõ thì chừng đó công tác PCCC ở cơ sở vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
Với hình dáng, thiết kế nhỏ gọn, giá thành không quá đắt, cách sử dụng đơn giản và mang lại hiệu quả tức thì trong việc xử lý các tình huống cháy nổ ngay khi vừa mới phát sinh... là những yếu tố giúp cho bình chữa cháy xách tay trở thành lựa chọn hàng đầu của người dân trong việc đảm bảo an toàn PCCC. Giống như hầu hết phương tiện, trang thiết bị PCCC tại chỗ khác, bình chữa cháy xách tay cũng mang đầy đủ tính năng của công cụ dùng để ứng cứu kịp thời đối với tình huống khẩn nguy, liên quan đến hỏa hoạn ở giai đoạn ban đầu. Do vậy, Luật PCCC cũng đã có những điều khoản quy định rõ ràng về vấn đề bố trí, lặp đặt bình chữa cháy xách tay như những phương tiện, trang thiết bị PCCC tại chỗ khác tại các cơ sở và hộ gia đình. Tất cả phải được để ở nơi dễ thấy, dễ lấy và dễ thao tác, sử dụng nhất.
Dù vậy, trong đa số đợt kiểm tra của Cảnh sát PCCC TPHCM về tình hình thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn PCCC đối với các cơ sở thuộc nhiều nhóm đối tượng khác nhau mới đây, đã phát hiện không ít trường hợp “dở khóc dở cười” khi bình chữa cháy xách tay được giấu rất kín ở những góc khuất và phải mất không ít công sức mới lôi ra được để “trình diễn” khi có các cơ quan chức năng đến kiểm tra.
Bị nhắc nhở, chị Thanh Hoa, tiểu thương chợ Tân Bình, ngượng ngùng thú nhận chị cũng như nhiều tiểu thương tại chợ vốn qua quýt và trang bị bình chữa cháy xách tay gần như cho có để đối phó mà thôi. Sau khi ban quản lý chợ đi khỏi thì lại kiếm chỗ khuất cất vào cho đỡ… tốn chỗ. Có tiểu thương, khi đoàn kiểm tra sắp đến sạp mình rồi mà tìm toát mồ hôi vẫn không ra vì không nhớ nổi mình đã “giấu” bình chữa cháy ở đâu!
Tại khoản 1, điều 41, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình, có nêu: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng đối với hành vi làm che khuất phương tiện phòng cháy và chữa cháy”. Theo một lãnh đạo Cảnh sát PCCC TPHCM, vi phạm thường thấy như kể trên do quy định chế tài còn quá nhẹ. Trang bị dụng cụ PCCC mà không nghĩ tới việc sử dụng thì ngoài việc lãng phí tiền của còn là sự nguy hiểm khôn lường khi xảy ra sự cố cháy. Loay hoay mãi vẫn không tìm được bình chữa cháy xách tay, hoặc những công cụ bổ trợ khác cho công tác dập lửa, đồng nghĩa với thời gian cháy tự do sẽ kéo dài và nhanh chóng phát triển thành đám cháy lớn. Khi ấy, thiệt hại để lại sẽ rất khó lường!
Thiết nghĩ, trong công tác PCCC, ý thức của cả cộng đồng luôn là yếu tố giữ vai trò then chốt nhất. Chừng nào công tác PCCC chưa được người dân thật sự coi trọng và hiểu rõ thì chừng đó công tác PCCC ở cơ sở vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.