° Căn cứ Nghị định 167/2013/NĐ-CP (về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội…), hành vi tự chế pháo cũng xem là hành vi sản xuất pháo và bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo Điều 10 nghị định này, việc sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm có thể bị phạt tiền 5 - 10 triệu đồng.
Cùng với các trường hợp tự chế tạo pháo xuất phát từ sự tò mò, cũng có các trường hợp chế tạo pháo xuất phát từ lợi nhuận. Trong khi đó mức xử phạt vi phạm hành chính không quá cao. Bộ Công an, Viện KSND tối cao và TAND tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch 06/2008 hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo.
Theo đó, người nào sản xuất pháo nổ, chế tạo thuốc pháo thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép, hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ quy định tại 305 Bộ luật Hình sự 2015, với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân.
Các tin, bài viết khác
-
Ký “hớ” hợp đồng tư vấn pháp lý: Thân chủ thành… khổ chủ
-
Tư vấn pháp lý, giải quyết các vấn đề bạo lực gia đình
-
Thiệt hại do dịch Covid-19, tranh chấp giữa chủ nhà, người thuê giải quyết ra sao?
-
Người thuê mặt bằng có được tự ý giảm tiền thuê?
-
Đoàn Luật sư TPHCM tư vấn miễn phí cho người dân các vấn đề an sinh xã hội
-
Doanh thu hộ kinh doanh dưới 100 triệu đồng không bị tính thuế
-
Phát hiện 10 đối tượng từ Campuchia bơi qua sông Cái Cỏ về Việt Nam
-
Trường hợp nào bị xóa đăng ký thường trú?
-
Làm lộ thông tin tài khoản ngân hàng có thể bị phạt tù đến 7 năm
-
Cưỡng chế nếu chủ đầu tư không chuyển giao phí bảo trì chung cư