Tưng bừng hội chọi trâu Hải Lựu

Tưng bừng hội chọi trâu Hải Lựu

(SGGPO).- Đến hẹn lại lên, hàng năm cứ vào ngày 16 -17 tháng Giêng (âm lịch), hàng vạn du khách thập phương lại cùng tựu chung về xã Hải Lựu (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) tham dự lễ hội chọi trâu cổ nhất Việt Nam.

Với 25 “ông cầu” to khỏe nhất đến từ 19 thôn và 6 cơ quan trong xã, lễ hội chọi trâu năm 2010 thật sự gay cấn và hấp dẫn nhất từ trước đến nay.

Sau hai ngày thi đấu quyết liệt, trâu số 16 của ông Hà Hữu Trúc thôn Thắng Lợi đã giành chức quán quân.

Những miếng đánh hay của những ông Cầu

Những miếng đánh hay của những ông Cầu

Tưng bừng hội chọi trâu Hải Lựu ảnh 3

Ông Cầu số 16, quán quân của giải trong trận trung kết đầy gay cấn

Nhiều người phải đứng trên cọc gỗ để theo dõi trận đấu

Nhiều người phải đứng trên cọc gỗ để theo dõi trận đấu

Cả trâu thua và thắng đều được làm thịt và đem bán. Thịt của trâu thua có giá khoảng 250. 000 – 300.000 đồng/kg, còn trâu thắng thì từ 600. 000 – 800. 000 đồng/kg

Cả trâu thua và thắng đều được làm thịt và đem bán. Thịt của trâu thua có giá khoảng 250. 000 – 300.000 đồng/kg, còn trâu thắng thì từ 600. 000 – 800. 000 đồng/kg

Lễ hội chọi trâu Hải Lựu diễn ra tại xã Hải Lựu, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, được mở hàng năm vào ngày 17 tháng giêng âm lịch.

Tương truyền, lễ hội này có từ thế kỷ II trước Công nguyên. Khi nhà Hán xâm lược nước Nam Việt, Tướng Lữ Gia lui quân về vùng núi Hải Lựu để tổ chức đánh giặc. Sau mỗi trận thắng Lữ Gia lại cho tổ chức chọi trâu để động viên quân sĩ, trâu sau khi chọi được giết để khao quân. Sau khi Lữ Gia mất, dân làng Hải Lựu thờ ông làm Thành Hoàng làng và lễ hội chọi trâu cũng bắt đầu có từ đó.

   Tin, ảnh: Văn Chương

Tin cùng chuyên mục