Tỷ lệ tuyển sinh “ảo” cao, thí sinh đi đâu?

147 trường ĐH-CĐ tuyển bổ sung hàng chục ngàn chỉ tiêu
Tỷ lệ tuyển sinh “ảo” cao, thí sinh đi đâu?

Tiếp tục hỗ trợ cho thí sinh trong quá trình đăng ký xét tuyển đại học - cao đẳng (ĐH-CĐ) năm nay, Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) đã công bố thông tin xét tuyển bổ sung đợt 1 (từ ngày 21 đến 31-8) của 99 đại học, học viện, trường ĐH-CĐ. Cùng ngày, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), đã trao đổi lý giải câu hỏi của dư luận: Các trường đại học đang bị “sốc” vì tỷ lệ thí sinh ảo năm nay quá lớn, vậy thí sinh đi đâu hết?

- PHÓNG VIÊN: Các trường ĐH đang bị “sốc” vì tỷ lệ thí sinh “ảo” năm nay quá lớn, Bộ GD-ĐT có giải thích gì?

- Bà NGUYỄN THỊ KIM PHỤNG: Khi sửa quy chế tuyển sinh 2016 cho phép cho thí sinh đăng ký đồng thời hai trường ngay trong đợt 1 để tăng cơ hội trúng tuyển thì chúng tôi đã nhìn nhận vấn đề “ảo” là một khó khăn mà các trường phải xử lý. Để hỗ trợ cho các trường xử lý vấn đề thí sinh “ảo”, trong quy chế tuyển sinh năm nay không quy định điểm trúng tuyển đợt sau phải bằng hoặc cao hơn đợt trước; trong mẫu phiếu đăng ký tuyển sinh 2016 đã được thiết kế mục “Có đăng ký xét tuyển trường khác không” và “Tên trường đăng ký xét tuyển” để các trường đều có thêm thông tin phân tích, lọc “ảo” và có cơ hội tuyển thêm nếu chưa tuyển hết chỉ tiêu...

Trước khi tuyển sinh, Bộ GD-ĐT cũng đã tổ chức họp với một số trường để bàn những biện pháp chống ảo như lập nhóm xét tuyển. Trong các cuộc họp, hầu hết các trường chấp nhận khó khăn về thí sinh “ảo” để các thí sinh được thuận lợi hơn khi đăng ký xét tuyển. Khi chốt cơ sở dữ liệu đăng ký xét tuyển đợt I, Bộ GD-ĐT đã thông tin có 396.496 thí sinh đăng ký vào 602.747 lượt trường để các trường có thêm thông tin tính toán thí sinh “ảo”… Có thể nói, Bộ GD-ĐT rất hiểu và chia sẻ khó khăn với các trường trong việc tính toán tỷ lệ “thí sinh ảo” để xác định điểm trúng tuyển và danh sách trúng tuyển… Nhưng đúng là rất khó để giải quyết đồng thời mục tiêu tuyển đủ chỉ tiêu (trong điều kiện thí sinh mới là người quyết định học trường nào) và không được tuyển vượt như yêu cầu. Việc khó nhưng không phải là không làm được. Một số trường như ĐH Luật TPHCM, ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM, ĐH Luật Hà Nội, ĐH Ngoại thương (cơ sở Hà Nội), ĐH Y tế Công cộng… đã nhận đủ thí sinh đăng ký nhập học.

Thí sinh tìm hiểu đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

- Để xử lý căn bản vấn đề thí sinh “ảo”, theo bà các trường phải có những biện pháp gì?

Các trường cần xác định rõ nâng cao chất lượng đào tạo là mục tiêu phấn đấu liên tục. Để nâng cao chất lượng thì phải hạn chế tối đa việc tăng quy mô. Hiện nay, chỉ tiêu do các trường tự xác định thực chất là năng lực đào tạo tối đa mà các trường được phép tuyển để đảm bảo chất lượng ở mức chấp nhận được theo quy định. Nhưng chất lượng đào tạo của nhiều trường còn thấp so với yêu cầu của xã hội nên người học chưa mặn mà. Việc xác định chỉ tiêu cũng chưa dựa vào thực tế nhu cầu học của xã hội, chưa dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá nhu cầu sử dụng của thị trường lao động đối với ngành nghề đào tạo, mà chủ yếu dựa vào năng lực đào tạo tối đa của mình và kinh nghiệm tuyển sinh của năm trước nên so với thực tế, số “ảo” có thể nằm ngay trong số chỉ tiêu được xác định.

Trong bối cảnh đó, ĐH Kinh tế Quốc dân tuyên bố không xét tuyển bổ sung (mặc dù mới được gần đủ chỉ tiêu) để đảm bảo chất lượng đào tạo và không góp phần gây khó khăn cho các trường tuyển sau là việc làm rất đáng trân trọng. 

- Có ý kiến băn khoăn về việc liệu có đủ nguồn tuyển cho các trường không? Nếu Bộ GD-ĐT vẫn khẳng định là đủ thì các thí sinh đi đâu?

Với mức sàn 15 điểm, số thí sinh đạt ngưỡng điểm xét tuyển đại học là 404.282, trong khi tổng chỉ tiêu đại học là 317.639, hệ số dư là 1,27. Năm nay, toàn bộ cơ sở dữ liệu điểm thi THPT quốc gia của 120 cụm thi đều được các cụm thi công bố công khai nên tất cả các số liệu trên đều có thể kiểm tra được, không thể nghi ngờ về nguồn tuyển sinh. Vấn đề không tuyển đủ chỉ tiêu do thí sinh “ảo” và một số nguyên nhân khác đã được đề cập, phân tích ở trên và có thể vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có những giải pháp phù hợp.

Cũng có người hỏi, thí sinh đi đâu hết? Trong những năm gần đây, số lượng thí sinh đăng ký thi/xét tuyển vào đại học tương đối ổn định trong khi chỉ tiêu tuyển sinh của các trường ngày càng tăng làm nguồn tuyển giảm đi. Mặt khác, việc phân luồng sau THPT cũng đạt được những kết quả nhất định bởi những thông tin về thị trường lao động, về thất nghiệp và việc làm đã đầy đủ hơn, là những kênh tham khảo hữu ích cho người học. Cùng với đó, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp vẫn còn ở mức hạn chế, thông tin về thị trường lao động gần đây cũng đã tác động đến quyết định nhập học đại học của một số thí sinh. 

- Trong thời gian tới, chính sách tuyển sinh sẽ được điều chỉnh như thế nào để tránh tình trạng hàng năm các trường và các thí sinh đều thấp thỏm chờ đợi kết quả tuyển sinh?

Hiện nay, Bộ GD-ĐT đã lấy ý kiến của các trường đại học, các sở GD-ĐT về phương án tuyển sinh sắp tới và đã thành lập Tổ công tác để nghiên cứu, tham mưu trong việc xây dựng phương án tuyển sinh tối ưu nhất, công bố vào đầu năm học tới. Tuy nhiên, tình trạng trên không chỉ giải quyết bằng chính sách tuyển sinh. Tuyển sinh chỉ là một công đoạn đầu của quá trình đào tạo, để đảm bảo chất lượng đầu vào và là điều kiện cần để có chất lượng đầu ra.  Quan trọng hơn cả phải là việc tăng cường quản lý chất lượng đầu ra để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Tới đây, Bộ GD-ĐT sẽ trình Thủ tướng ban hành Khung trình độ quốc gia để chuẩn hóa chất lượng đào tạo. Công tác kiểm định chất lượng sẽ được tăng cường trong toàn hệ thống. Theo đó, tiêu chuẩn kiểm định sẽ được điều chỉnh trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn kiểm định của ASEAN (AUN), để chất lượng đào tạo của Việt  Nam tiệm cận với các chuẩn quốc tế.  Các kết quả kiểm định, xếp hạng, năng lực giảng viên, cơ sở vật chất, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp của các trường sẽ được dùng để đánh giá, phân loại, xếp hạng các cơ sở giáo dục ĐH. Cùng với đó là sắp xếp lại các trường hoạt động kém hiệu quả… Việc công khai các thông tin về chất lượng đào tạo của các trường là để xã hội và người học biết và lựa chọn cơ sở đào tạo đảm bảo chất lượng.

147 trường ĐH-CĐ tuyển bổ sung hàng chục ngàn chỉ tiêu

(SGGP).- Tính đến 16 giờ chiều 23-8, cả nước có 147 đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng công bố xét tuyển bổ sung đợt 1 (từ 21-8 đến 31-8) với hàng chục ngàn chỉ tiêu. Đáng chú ý, năm nay 18 trường khối quân đội tiếp tục tuyển bổ sung hệ quân sự với tổng chỉ tiêu lên đến hơn 1.000, chưa kể hệ dân sự cũng còn rất nhiều chỉ tiêu. Đây là năm đầu tiên sau nhiều năm, 18 trường quân đội đều tuyển bổ sung. Đơn vị còn thiếu nhiều chỉ tiêu nhất là Trường Sĩ quan Chính trị (260 chỉ tiêu), Học viện Hậu cần (162 chỉ tiêu), Học viện Kỹ thuật Quân sự (135 chỉ tiêu)… Đáng chú ý, Học viện Quân y tuyển bổ sung 65 chỉ tiêu ngành Bác sĩ đa khoa. Các trường quân đội nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung (đợt 1) từ ngày 23-8 đến hết ngày 29-8.

Năm nay, nhiều trường ĐH tốp đầu cho đến tốp giữa, tốp dưới đều thiếu từ hàng trăm đến hàng ngàn sinh viên. ĐH Y Hà Nội thiếu 206 chỉ tiêu, Học viện Báo chí và Tuyên truyền xét tuyển bổ sung 500 chỉ tiêu. ĐH Nông Lâm (ĐH Thái Nguyên) chỉ có 233 thí sinh trúng tuyển trong tổng chỉ tiêu 1.370. Học viện Nông nghiệp Việt Nam phải tuyển bổ sung 1.554 thí sinh trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh là 5.300, ĐH Hồng Đức thiếu 50% sinh viên… Điều đáng nói là, vài ngày qua, cùng với các thí sinh đến nộp hồ sơ thì ở một số trường ĐH, nhiều thí sinh trúng tuyển đã nộp giấy chứng nhận kết quả thi cho trường nay lại tới xin rút vì có nguyện vọng nộp vào trường khác trong đợt xét tuyển bổ sung. Đơn cử tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, một số thí sinh đến xin rút lại giấy chứng nhận kết quả thi để nộp hồ sơ tuyển bổ sung vào khối trường quân đội. Dĩ nhiên, cán bộ của hội đồng tuyển sinh nhà trường không giải quyết và giải thích quy định của Bộ GD-ĐT năm nay là không cho thí sinh rút lại giấy chứng nhận kết quả thi, bởi thí sinh không được thay đổi nguyện vọng đã đăng ký.

LÂM NGUYÊN 

PHAN THẢO ghi

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Chương trình "Thắp sáng niềm tin - Vượt khó tới trường" trao hỗ trợ tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Cốc Pàng, xã Cốc Pàng, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, chiều 13-12. Ảnh: QUANG PHÚC

Báo SGGP trao học bổng, hỗ trợ học sinh ở Bảo Lạc, Cao Bằng

Chiều 13-12, đoàn công tác của Báo Sài Gòn Giải Phóng do bà Bùi Thị Hồng Sương, Phó Tổng Biên tập Báo SGGP dẫn đầu, đã tới trao học bổng hỗ trợ cho học sinh Trường PTDT Bán trú tiểu học Cốc Pàng (xã Cốc Pàng, huyện Bảo Lạc, Cao Bằng). Tham dự có lãnh đạo huyện, Phòng GD-ĐT huyện Bảo Lạc; lãnh đạo xã Cốc Pàng.

Ngôi trường 4.0 giữa Biển Đông

Ngôi trường 4.0 giữa Biển Đông

Nằm giữa Biển Đông, cách đất liền trên 100km, Trường THPT Ngô Quyền, ngôi trường THPT duy nhất trên huyện đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác quản lý, dạy học. Ít ai ngờ rằng, ở ngôi trường xa xôi này, dấu ấn của cách mạng công nghệ 4.0 đang hiện diện và có sự phát triển không thua kém, thậm chí có sự vượt trội so với bất kỳ ngôi trường nào trong đất liền.

Các trường đại học chủ trì thực hiện đề án đào tạo nhân lực trình độ quốc tế tham gia ký kết tại hội nghị. Ảnh: THANH HÙNG

Triển khai ký kết, hợp tác đào tạo nhân lực trình độ quốc tế cho TPHCM

Chiều 12-12, tại ĐH Kinh tế TPHCM, UBND TPHCM tổ chức hội nghị công bố kết quả các đề án thành phần thuộc Đề án tổng thể đào tạo nhân lực trình độ quốc tế gồm 8 ngành: Công nghệ thông tin - Truyền thông (1), Cơ khí - Tự động hóa (2), Trí tuệ nhân tạo (3), Quản trị doanh nghiệp (4), Tài chính - Ngân hàng (5), Y tế (6), Du lịch (7), Quản lý đô thị (8).

Hơn 1.000 học sinh tham quan doanh trại chiến sĩ bộ đội

Hơn 1.000 học sinh tham quan doanh trại chiến sĩ bộ đội

Ngày 12-12, hơn 500 học sinh đến từ  các trường mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn quận 1 đã có buổi tham quan, tìm hiểu chế độ sinh hoạt và rèn luyện của các chiến sĩ tại Ban Chỉ huy quân sự quận 1 (TPHCM). Hoạt động kéo dài trong 2 ngày 12 và 13-12 với hơn 1.000 học sinh tham gia.

Gỡ rào cản khi chuyển đổi số ở trường học

Gỡ rào cản khi chuyển đổi số ở trường học

Chuyển đổi số là quá trình tích hợp công nghệ kỹ thuật số và thiết bị trực tuyến để tối ưu hóa quá trình học tập, qua đó nâng cao chất lượng giảng dạy và khả năng tiếp cận của học sinh. Trong điều kiện cơ sở vật chất và trình độ nhân lực hạn chế, yêu cầu này tại các trường học ở TPHCM được thực hiện từng bước, phù hợp tình hình thực tế của các đơn vị.

Cán bộ biên phòng cùng giáo viên, học sinh Trường Tiểu học và THCS A Ngo vệ sinh cột mốc 635

Giáo viên và học sinh cùng tham gia tiết học nơi biên cương

Qua tiết học, thầy cô giáo và các em học sinh được biết thêm về đời sống, sinh hoạt, học tập, công tác, huấn luyện, hoạt động tuần tra bảo vệ biên giới của lực lượng Bộ đội Biên phòng nói chung và Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế La Lay nói riêng.

Chương trình học bổng Swing for Dreams lần thứ 15 đóng góp hơn 800 triệu đồng cho sinh viên nghèo vượt khó

Chương trình học bổng Swing for Dreams lần thứ 15 đóng góp hơn 800 triệu đồng cho sinh viên nghèo vượt khó

Ngày 7-12-2024, Tập đoàn Nam Long đã tổ chức thành công giải “Nam Long Friendship Golf Tournament” gắn liền với chương trình học bổng Swing for Dreams lần thứ 15. Sau một tháng khởi động kêu gọi chung tay, sự kiện đã vận động được hơn 800 triệu đồng và vẫn đang nhận được nhiều sự quan tâm, ủng hộ từ các đối tác thân hữu.

Tân sinh viên làm thủ tục nhập học năm 2024 tại Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TPHCM). Ảnh: THANH HÙNG

Tuyển sinh đại học năm 2025: Linh hoạt điều chỉnh phương thức xét tuyển

Với những dự kiến thay đổi lớn về phương thức xét tuyển, quy đổi điểm về một thang điểm chung trong đợt xét tuyển chung với điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm sàn khối ngành sức khỏe và sư phạm..., nhiều trường đã lên kịch bản điều chỉnh các phương án xét tuyển để không bị động nếu như những thay đổi của quy chế tuyển sinh năm 2025 được áp dụng trong năm nay.

Học sinh tại TPHCM. Ảnh minh họa

TPHCM tiếp tục hỗ trợ học phí cho học sinh THCS năm học 2024-2025

UBND TPHCM vừa có tờ trình gửi HĐND TPHCM về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho học sinh trung học cơ sở công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên trung học cơ sở trên địa bàn TPHCM năm học 2024 – 2025. Tổng mức hỗ trợ là 237 tỷ đồng từ ngân sách thành phố theo phân cấp ngân sách hiện hành.

187 đề tài đoạt giải sinh viên nghiên cứu khoa học - Euréka lần thứ 26

187 đề tài đoạt giải sinh viên nghiên cứu khoa học - Euréka lần thứ 26

Ngày 8-12, Thành Đoàn TPHCM phối hợp ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức lễ tổng kết trao giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học - Euréka lần thứ 26 năm 2024. Năm nay, có 187 đề tài xuất sắc nhất được Ban tổ chức trao giải, trong đó có 15 giải Nhất, 14 giải Nhì, 18 giải Ba và 140 giải Khuyến khích.