Tuần qua, trong hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, khi các đại biểu thảo luận về báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ thành phố, trong đó có vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng và công tác cán bộ, ông Tô Quang Phán, Tổng Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, đã thẳng thắn chỉ ra tình trạng nhiều cán bộ, nhân viên có không ít bằng cấp nhưng lại không đủ năng lực để làm việc, thậm chí rất yếu kém. Trái ngang hơn, rất nhiều người trong số cán bộ, nhân viên yếu kém này lại không thể bị loại khỏi bộ máy chỉ vì là... “con ông, cháu cha”.
Dẫn chứng cho ý kiến của mình, ông Phán đã không ngần ngại “vạch áo” khi cho biết, tại Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội hiện có hơn 719 người, nhiều lao động nhất trong các đài địa phương. Trong số này có 500 biên chế, 200 hợp đồng. Trong 500 biên chế có tới 140 cán bộ chủ chốt. Tuy nhiên chỉ có 60% trong số hơn 700 lao động của đài là có đủ năng lực làm việc tốt, còn lại 40% là yếu kém. “Đi công tác cùng lãnh đạo thành phố, lãnh đạo đài Hà Nội không dám cử 40% cán bộ yếu kém này. 40% cán bộ này cũng không bỏ được, không loại được vì là con ông này, cháu bà kia từ trung ương đến thành phố...” - ông Phán cho biết. Chưa hết, lãnh đạo Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội cũng không ngần ngại cho biết có không ít cán bộ có nhiều bằng cấp, thậm chí có bằng thạc sĩ, tiến sĩ nhưng “làm việc thì chẳng ra sao”.
Rõ ràng, câu chuyện “con ông cháu cha”, hay việc những cán bộ, lãnh đạo có không ít bằng cấp nhưng năng lực làm việc thực tế, hiệu quả công việc rất thấp đang tồn tại như một vấn nạn tại nhiều cơ quan nhà nước, bộ máy chính quyền các cấp.
Nguyên nhân của tình trạng này là do nhiều cán bộ đi học không phải để làm việc tốt hơn, nâng cao kỹ năng của mình trong giải quyết công việc mà chủ yếu đi học để tô điểm cho lý lịch cá nhân thêm hoành tráng, hay để hợp thức hóa hồ sơ lý lịch nhằm phục vụ việc “leo cao” hơn nữa.
Đó là những yếu kém, khuyết điểm trong công tác cán bộ lâu nay, nhất là tình trạng chạy chức, chạy quyền, thân quen hay cơ chế khép kín, cục bộ, địa phương trong công tác cán bộ, tuyển chọn nhân lực, bổ nhiệm cán bộ.
Vì vậy, trong thời gian qua, người dân và dư luận xã hội không khỏi bức xúc trước con đường quan lộ “thăng tiến thần tốc” hay “nâng đỡ không trong sáng” của không ít cán bộ tại một số bộ, ngành, địa phương nhờ những “bệ đỡ” từ một số quan chức suy thoái.
Tại hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã bày tỏ sự trăn trở trước những yếu kém, khuyết điểm của một bộ phận cán bộ và những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ lâu nay đang là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho đất nước phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và làm suy giảm niềm tin của nhân dân. Vì vậy để giải quyết được thực trạng trên, đòi hỏi trong công tác đánh giá cán bộ, tuyển chọn đầu vào đối với cán bộ cơ sở cần phải được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ hơn, không để lọt những người không có năng lực, phẩm chất vào bộ máy. Đồng thời phải đổi mới trong công tác đào tạo cán bộ, tiêu chí đi học của cán bộ, công chức phải gắn với vị trí việc làm, khung năng lực. Hơn nữa, cần phải thực hiện đánh giá cán bộ, công chức sau khi đi học, đào tạo, nếu không đáp ứng công việc thực tế phải điều chỉnh lại vị trí việc làm, thậm chí phải loại bỏ để cho những người khác thực sự có năng lực, phẩm chất gánh vác và thực hiện. Quan trọng hơn cần sớm hoàn chỉnh, thực hiện nghiêm túc cơ chế luân chuyển, sắp xếp cán bộ trong hệ thống bộ máy chính quyền, cơ quan nhà nước từ trung ương tới cơ sở, cũng như siết kỷ cương kỷ luật, giám sát, kiểm tra nhằm ngăn chặn và tiến tới loại bỏ tình trạng “con ông, cháu cha”, thân quen, bè cánh, hay lợi ích nhóm.
Dẫn chứng cho ý kiến của mình, ông Phán đã không ngần ngại “vạch áo” khi cho biết, tại Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội hiện có hơn 719 người, nhiều lao động nhất trong các đài địa phương. Trong số này có 500 biên chế, 200 hợp đồng. Trong 500 biên chế có tới 140 cán bộ chủ chốt. Tuy nhiên chỉ có 60% trong số hơn 700 lao động của đài là có đủ năng lực làm việc tốt, còn lại 40% là yếu kém. “Đi công tác cùng lãnh đạo thành phố, lãnh đạo đài Hà Nội không dám cử 40% cán bộ yếu kém này. 40% cán bộ này cũng không bỏ được, không loại được vì là con ông này, cháu bà kia từ trung ương đến thành phố...” - ông Phán cho biết. Chưa hết, lãnh đạo Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội cũng không ngần ngại cho biết có không ít cán bộ có nhiều bằng cấp, thậm chí có bằng thạc sĩ, tiến sĩ nhưng “làm việc thì chẳng ra sao”.
Rõ ràng, câu chuyện “con ông cháu cha”, hay việc những cán bộ, lãnh đạo có không ít bằng cấp nhưng năng lực làm việc thực tế, hiệu quả công việc rất thấp đang tồn tại như một vấn nạn tại nhiều cơ quan nhà nước, bộ máy chính quyền các cấp.
Nguyên nhân của tình trạng này là do nhiều cán bộ đi học không phải để làm việc tốt hơn, nâng cao kỹ năng của mình trong giải quyết công việc mà chủ yếu đi học để tô điểm cho lý lịch cá nhân thêm hoành tráng, hay để hợp thức hóa hồ sơ lý lịch nhằm phục vụ việc “leo cao” hơn nữa.
Đó là những yếu kém, khuyết điểm trong công tác cán bộ lâu nay, nhất là tình trạng chạy chức, chạy quyền, thân quen hay cơ chế khép kín, cục bộ, địa phương trong công tác cán bộ, tuyển chọn nhân lực, bổ nhiệm cán bộ.
Vì vậy, trong thời gian qua, người dân và dư luận xã hội không khỏi bức xúc trước con đường quan lộ “thăng tiến thần tốc” hay “nâng đỡ không trong sáng” của không ít cán bộ tại một số bộ, ngành, địa phương nhờ những “bệ đỡ” từ một số quan chức suy thoái.
Tại hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã bày tỏ sự trăn trở trước những yếu kém, khuyết điểm của một bộ phận cán bộ và những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ lâu nay đang là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho đất nước phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và làm suy giảm niềm tin của nhân dân. Vì vậy để giải quyết được thực trạng trên, đòi hỏi trong công tác đánh giá cán bộ, tuyển chọn đầu vào đối với cán bộ cơ sở cần phải được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ hơn, không để lọt những người không có năng lực, phẩm chất vào bộ máy. Đồng thời phải đổi mới trong công tác đào tạo cán bộ, tiêu chí đi học của cán bộ, công chức phải gắn với vị trí việc làm, khung năng lực. Hơn nữa, cần phải thực hiện đánh giá cán bộ, công chức sau khi đi học, đào tạo, nếu không đáp ứng công việc thực tế phải điều chỉnh lại vị trí việc làm, thậm chí phải loại bỏ để cho những người khác thực sự có năng lực, phẩm chất gánh vác và thực hiện. Quan trọng hơn cần sớm hoàn chỉnh, thực hiện nghiêm túc cơ chế luân chuyển, sắp xếp cán bộ trong hệ thống bộ máy chính quyền, cơ quan nhà nước từ trung ương tới cơ sở, cũng như siết kỷ cương kỷ luật, giám sát, kiểm tra nhằm ngăn chặn và tiến tới loại bỏ tình trạng “con ông, cháu cha”, thân quen, bè cánh, hay lợi ích nhóm.