Vì sao nghỉ ốm đau lại không được tính tiền chế độ?

NLĐ bị ốm đau, thai sản trong thời gian đang nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động thì thời gian trùng với thời gian nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương không được tính hưởng chế độ.

Người lao động (NLĐ) nghỉ không lương tháng 8-2021, tháng đó không đi làm 3 tại chỗ, có phát sinh nghỉ ốm thì lại không được tính tiền ốm đau? Vì sao không được hưởng chế độ ốm đau thời gian này? (Công ty cổ phần Dệt may ĐT-TM Thành Công, TP Thủ Đức, TPHCM

Bảo hiểm xã hội (BHXH) TPHCM trả lời: Theo điểm c khoản 2 Điều 3 và khoản 5 Điều 10 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH), NLĐ bị ốm đau, thai sản trong thời gian đang nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động thì thời gian trùng với thời gian nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương không được tính hưởng chế độ.

NLĐ bị mắc Covid-19, sau khi hết bệnh đi làm lại đã gửi cho đơn vị đang công tác giấy nghỉ ốm hưởng BHXH. Trong khi đó, thời gian họ nghỉ ốm tại nhà đã được đơn vị trả tiền lương đầy đủ, nhưng họ vẫn muốn nhận tiền trợ cấp ốm đau vì trong thời gian ốm họ vẫn phải làm việc do công việc gấp (việc nhận tiền lương là điều tất yếu). Trưởng phòng đã ký giấy xác nhận thời gian nghỉ ốm vẫn làm việc. Vậy trường hợp này nên giải quyết như thế nào cho hợp tình hợp lý? (Trường Đại học Quốc tế, TP Thủ Đức, TPHCM)

Theo Luật BHXH, BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần hay toàn bộ thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết. NLĐ ốm đau do mắc Covid-19, nhưng vẫn được đơn vị trả đầy đủ tiền lương (thu nhập của NLĐ không bị giảm hoặc mất) thì không được giải quyết thêm tiền trợ cấp chế độ ốm đau.

Tin cùng chuyên mục